Vuốt sống mũi trẻ cho mũi cao: đẹp đâu chưa thấy đã thấy hại con

Nhiều mẹ quan niệm đơn giản rằng, muốn trẻ mũi cao chỉ cần thường xuyên vuốt sống mũi trẻ là được. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc làm này đẹp đâu chưa thấy đã thấy con có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.

banner ads

1. Vuốt mũi sẽ làm sống mũi trẻ cao?

41320-anh-1.jpg

Vuốt mũi không làm sống mũi trẻ cao hơn

Theo các bác sĩ, trẻ sau khi sinh thường có sống mũi thấp, tẹt, khoảng cách giữa hai mắt rõ rệt. Chưa kể, khuôn mặt bầu bĩnh của bé khiến mẹ lúc nào cũng thấy mũi bé vừa thấp vừa to.

Tuy nhiên, khi bé được khoảng 1 - 1,5 tuổi, xương mặt và xương mũi bắt đầu phát triển, sống mũi từ đó cũng dài dần ra, thay đổi khung xương, hình dạng và cao dần. Sống mũi tiếp tục phát triển tới khi bé trưởng thành và định hình khung mũi. Khi này, mẹ mới biết bé sống mũi cao hay thấp được.

Cũng theo các bác sĩ, sống mũi cao hay thấp là do di truyền, tốc độ phát triển, dinh dưỡng chứ hoàn toàn không do mẹ vuốt mũi mà sống mũi bé cao được.

2. Tác hại của việc vuốt mũi trẻ

Việc vuốt mũi trẻ không những không làm mũi con cao hơn ngược lại còn gây hại cho trẻ. Cụ thể:

41321-anh-2.jpg

Vuốt mũi có thể khiến tổn thương niêm mạc mũi trẻ

Tổn thương niêm mạc mũi

Mũi là bộ phận khá nhạy cảm, đặc biệt ở trẻ sơ sinh mũi chưa phát triển hoàn toàn nên rất dễ bị thương. Trong đó, khoang mũi trẻ sơ sinh ngắn hơn người lớn, không có lông mũi, lỗ mũi hẹp, nhiều mạch máu vì vậy, nếu mẹ vuốt mạnh thường xuyên có thể khiến con bị tổn thương niêm mạc mũi, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây ra các bệnh về hô hấp.

Gây viêm tai giữa

Viêm mũi không chỉ khiến mũi bị tổn thương mà nó còn khiến trẻ có nguy cơ bị mắc các bệnh về tai, đặc biệt là viêm tai giữa. Do khi bị viêm mũi, vi khuẩn tấn công vào khoang mũi, các chất trong khoang mũi chảy qua ống thính giác và đi vào tai, gây ra bệnh viêm tai giữa. Viêm tai giữa là bệnh nguy hiểm, có thể khiến trẻ bị điếc nếu không chữa trị kịp thời. Chưa kể, bệnh thường xuyên tái phát, ảnh hưởng tới chất lượng sống của trẻ.

Các ảnh hưởng khác

Ngoài ra, việc vuốt mũi thường xuyên còn khiến mũi giảm chức năng hô hấp, lọc bụi bẩn, dễ mắc các bệnh như sổ mũi, đau họng, cảm sốt.

3. Chăm sóc mũi thế nào để bảo vệ mũi trẻ

Theo các bác sĩ nhi khoa, mẹ cần phải chăm sóc mũi trẻ cẩn thận, vì điều đó không chỉ bảo vệ mũi con mà còn giúp con chống lại các bệnh tật về mũi, hô hấp. Mẹ lưu ý:

- Không lạm dụng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ, chỉ nên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý khi mũi có dấu hiệu bị viêm.

- Thường xuyên vệ sinh mũi bằng cách: sử dụng tăm bông tẩm nước ấm, nhẹ nhàng lấy gỉ mũi để giúp mũi thông thoáng. Mẹ chỉ cần thực hiện đều đặn 3 lần/ tuần là đủ. Vệ sinh quá kỹ, quá sạch có thể làm hỏng niêm mạc mũi, gây viêm mũi.

- Dạy trẻ hỉ mũi đúng cách khi bị sổ mũi để không làm hỏng niêm mạc mũi gây viêm xoang, viêm hô hấp, viêm tai giữa...

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI