Vì sao bà bầu cần xét nghiệm nước tiểu khi mang thai và các bước thực hiện

Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai thường được bác sĩ chỉ định để sớm phát hiện các nhiễm trùng đường tiết niệu điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến mẹ và bé.

banner ads

Dưới đây là nội dung cụ thể của quy trình xét nghiệm và chẩn đoán bệnh qua nước tiểu mẹ bầu cần biết.

Các yếu tố kiếm tra khi xét nghiệm nước tiểu

Thường xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra lượng đường và đạm có trong chúng, nhưng nếu nghi ngại, bác sĩ có thể kiểm tra thêm một số yếu tố khác để chắc chắn về sức khỏe của mẹ bầu.

cham soc me bau 4
Các xét nghiệm nước tiểu nhằm chẩn đoán bệnh cho mẹ bầu

Đường

Nếu mẹ thỉnh thoảng có một lượng đường nhỏ trong nước tiểu thì không đáng lo ngại. Thế nhưng nếu lượng đường tăng cao trong vài lần kiểm tra liên tiếp thì có thể bạn đã bị bệnh tiểu đường thai kỳ.

Lúc này bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu làm thêm xét nghiệm glucose để chắc chắn.

Tuy nhiên, trong khoản tuần 24 đến 28 thì bác sĩ có thể cũng sẽ yêu cầu mẹ xét nghiệm glucose dù lượng đường trong nước tiểu bình thường vì tiểu đường thai kỳ là chứng rất dễ gặp.

Chất đạm

Nếu có nhiều chất đạm trong nước tiểu thì có thể mẹ đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc gặp các vấn đề khác như tổn thương thận. Nếu ở giai đoạn sau của thai kỳ thì đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, nhất là khi đi kèm với chứng tăng huyết áp.

Nếu có đạm trong nước tiểu và huyết áp bình thường thì mẫu nước tiểu sẽ được xét nghiệm thêm ở phòng nuôi cấy vi khuẩn để chắc chắn mẹ có bị nhiễm trùng đường tiết niệu không.

cham soc me bau 1
Nếu lượng đạm cao và đi cùng huyết áp cao là dấu hiệu của chứng tiền sản giật

Ketone

Đây là chất được sinh ra khi cơ thể phân giải chất béo được tích trữ để tạo ra năng lượng. Nếu xuất hiện ketone có nghĩa là cơ thể mẹ đang không cung cấp đủ carbohydrate qua các bữa ăn hàng ngày.

Nếu mẹ cảm thấy buồn nôn hay sụt cân bác sĩ sẽ kiểm tra thông số ketone. Lúc này nếu mẹ không thể ăn thì bác sĩ sẽ tiến hành truyền dịch và điều trị. Còn nếu có cả ketone và đường trong nước tiểu cho thấy có thể mẹ bị bệnh tiểu đường.

Tế bào máu hoặc vi khuẩn

Một số các dấu hiệu khác cho thấy mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu là xuất hiện một số enzyme (do bạch cầu tạo ra) hoặc nitrite (do một số vi khuẩn tạo ra) trong nước tiểu.

Vì vậy, khi phát hiện chúng trong nước tiểu các xét nghiệm sâu hơn sẽ được tiến hành nhằm giúp xác định chính xác bệnh cũng như xác định loại kháng sinh hiệu quả nhất để điều trị.

Tuy vậy, trong lần khám thai đầu các xét nghiệm cần thiết trên mẫu nước tiểu đều được tiến hành nhằm xác định bệnh dù bạn có thể không có biểu hiện triệu chứng hay dấu hiệu nào.

Cách thực hiện xét nghiệm nước tiểu

Mẹ được phát 1 cốc lấy nước tiểu và khăn lau tiệt trùng trước khi vào phòng vệ sinh để lấy mẫu mỗi khi đi khám thai.

Lúc này mẹ rửa sạch tay, dùng ngón tay tách môi âm hộ và lau sạch từ trước ra sau với khăn tiệt trùng.

Mẹ tiểu vào bồn cầu một vài giây rồi đặt cốc lấy nước tiểu cho đến khi đủ mẫu, không nên chạm vào thành trong của cốc.

Giao mẫu lại cho y tá hoặc hộ lý để tiến hành các thao tác chuyên môn khác.

cham soc me bau 9
Mẹ cần thực hiện đúng các thao tác xét nghiệm nước tiểu

Nuôi cấy vi khuẩn trong nước tiểu được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm tại phòng nuôi cấy vi khuẩn thường được tiến hành khi bác sĩ nghi ngờ mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Quá trình này nhằm xác định mẹ có thực sự mắc bệnh không, nếu có là do vi khuẩn nào gây ra và từ đó lựa chọn được kháng sinh thích hợp.

Thường phải mất 48h mới có kết quả nuôi cấy này.

Xét nghiệm nước tiểu là một thao tác quan trọng để mẹ cầu có thể sớm phát hiện những vấn để bất thường của sức khỏe. Chính vì vậy mẹ cần thực hiện đúng các yêu cầu của bác sĩ mẹ nhé.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI