Trẻ sơ sinh bị viêm phổi mẹ nên lưu ý những gì?

Trẻ sơ sinh bị viêm phổi luôn là một trong những vấn đề khiến các mẹ lo sợ nhất khi nuôi con nhỏ. Vậy, có những dấu hiệu nào để mẹ nhận biết trẻ bị viêm phổi một cách sớm nhất nhằm giúp bé được chữa trị kịp thời? Yeutre.vn mời các mẹ hãy tham khảo bài viết sau để biết thêm nhiều thông tin cụ thể hơn nhé.

banner ads

Trẻ sơ sinh bị viêm phổi thật sự rất nguy hiểm đối với bé vì trong trường hợp bệnh trở nặng có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, nếu mẹ phát hiện bé bị bệnh sớm, điều trị kịp thời, đương nhiên sẽ giúp luôn bé thoát khỏi tình trạng xấu nhất của bệnh.

mẹ quấn khăn giữ ấm cho bé
Viêm phổi là một căn bệnh nguy hiểm vì dễ khiến trẻ tử vong - Ảnh Internet

1. Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, xuất hiện khi vi khuẩn hay virus xâm nhập và bị kẹt trong cơ quan này. Sau đó, chúng sẽ sinh sôi nảy nở và tạo ra những ổ nhiễm trùng. Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, ngoài ra, còn có một số loại virus cũng thường gây nên bệnh này.

2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm phổi

Trẻ ho rất nhiều, mức độ từ vừa đến nghiêm trọng. Thậm chí mẹ cũng sẽ cảm thấy rằng âm thanh phát ra khi bé ho có vẻ rất nặng nề.

Trẻ thở nhanh hơn bình thường. Cụ thể, nếu mẹ kiểm tra được nhịp thở của bé tương xứng với các con số dưới đây nghĩa là bé đang thở nhanh:

  • Nhịp thở ≥ 60 lần/phút đối với bé dưới 2 tháng tuổi.
  • Nhịp thở ≥ 50lần/phút đối với bé từ 2 đến 12 tháng tuổi.
  • Nhịp thở ≥ 40lần/phút đối với bé trên 1 tuổi.
trẻ sơ sinh bị viêm phổi há miệng vì khó thở
Trẻ ho nhiều và nghiêm trọng là một nguyên nhân của bệnh viêm phổi - Ảnh Internet

Trẻ sơ sinh thở không được tự nhiên và nhẹ nhàng mà phải dùng sức. Mẹ hãy chú ý quan sát khi con thở xem cánh mũi bé có phập phồng, tiếng thở nghe giống như đang rên hay không? Nếu có thì nghĩa là bé đang dùng sức để thở đấy. Ngoài ra, nếu bé bị co kéo cơ liên sườn (phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức và rút lõm lồng ngực thì nguy cơ trẻ sơ sinh bị viêm phổi là khá cao.

Bên cạnh đó, mẹ có thể quan sát và nhận biết được một vài dấu hiệu đặc trưng khác của bệnh viêm phổi như: trẻ sốt cao , bé khóc vì đau ngực (cả trong lúc ho và giữa những cơn ho), nôn nhiều do ho, thở rít, da mặt và môi của bé có màu tím tái (do thiếu oxi vì khó thở).

bé bỏ tay vào miệng mút
Trẻ thở nhanh hơn bình thường là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm phổi - Ảnh Internet

Nói tóm lại, tất cả những biểu hiện trên đây đều là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm phổi. Tuy nhiên, mẹ vẫn còn có hi vọng rằng nếu bé của mẹ không đồng thời có tất cả những dấu hiệu này thì nguy cơ bé bị viêm phổi là không cao. Chẳng hạn như nếu mẹ thấy bé thở nhanh nhưng da dẻ vẫn hồng hào và không sốt thì chưa chắc là bé bị viêm phổi đâu các mẹ. Đương nhiên từ điều này cũng có thể suy ra rằng nếu bé nhà bạn có tất cả những dấu hiệu trên thì dường như tỉ lệ trẻ bị viêm phổi là khá cao và mẹ phải cho con nhập viện gấp để bé không có những biến chứng xấu nhé.

3. Cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị viêm phổi

Nếu mẹ phát hiện có những dấu hiệu chứng minh bé nhà mình đang bị viêm phổi thì cách tốt nhất luôn là đưa con đến bệnh viện, để bé được điều trị càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thực hiện một số phương pháp sau khi chăm sóc con ở nhà, để bé đỡ khó chịu trong người cũng như hạn chế tối đa việc bệnh viêm phổi tái phát.

bé nằm trên nệm cười tươi
Mẹ không nên bài xích việc cho bé dùng thuốc kháng sinh khi trẻ bị viêm phổi vì nếu không dùng thì bé sẽ gặp nguy hiểm đấy - Ảnh Internet

3.1 Cho bé uống thuốc ho

Vào ban ngày thì mẹ không nhất thiết phải cho con uống thuốc ho, bởi vì ho cũng là một cách giúp bé đào thải đờm ra ngoài. Tuy nhiên, nếu ban đêm bé ho quá nhiều và không thể ngủ được thì mẹ nên cho bé uống thuốc long đờm và ức chế cơn ho để làm dịu đường hô hấp của con nhé. Lưu ý là mẹ vẫn nên xin tư vấn từ bác sĩ trước khi cho trẻ sơ sinh uống thuốc ho, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.

3.2 Cho bé dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ

Việc cho trẻ sơ sinh dùng kháng sinh không được khuyến khích vì dễ gây ra nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, khi trẻ đang có nguy cơ mắc phải bệnh viêm phổi thì mẹ cũng không nên “bài xích” thuốc kháng sinh vì nếu không dùng thì bé sẽ gặp nguy hiểm đấy. Đồng thời, việc dùng kháng sinh như thế nào thì mẹ nên nghe theo chỉ định của bác sĩ chứ không được tự ý quyết định nhé.

bác sĩ tiêm cho bé
Nếu bé có dấu hiệu bị viêm phổi thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời - Ảnh Internet

3.3 Những điều mẹ cần lưu ý để hạn chế việc trẻ sơ sinh bị viêm phổi

  • Hạn chế tối đa việc để bé tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm và khói thuốc lá.
  • Không đưa bé ra ngoài trời khi thời tiết lạnh và nhiều gió.
  • Luôn rửa tay và dụng cụ hút mũi trước và sau khi vệ sinh mũi cho bé để không làm vi khuẩn khuếch tán ra môi trường.
  • Cho bé bú đủ lượng sữa mẹ cần thiết để bé luôn được khỏe mạnh.
  • Khi bé lớn một chút (trên 2 tuổi), mẹ hãy cho con tiêm vắc-xin để phòng phế cầu khuẩn (là vi khuẩn hay gây bệnh viêm phổi).

Trẻ sơ sinh bị viêm phổi luôn là căn bệnh nguy hiểm ở bất kì thời đại nào và đó cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em khá cao. Vì vậy, mỗi khi bé bị ho hoặc gặp bất cứ vấn đề gì về hô hấp, thì mẹ nên lưu ý đến những dấu hiệu của bệnh viêm phổi để cho con đến bệnh viện chữa trị càng sớm càng tốt nhé.

Hoàng Oanh tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI