Bệnh thuỷ đậu là bệnh rất dễ lây lan vì vậy ba mẹ có con nhỏ cần đặc biệt chú ý để kịp thời phát hiện các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị thuỷ đậu. Yeutre.vn mời các mẹ cùng tham khảo bài viết sau để tìm hiểu về bệnh thủy đậu và cách phòng ngừa cho trẻ.
1. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thuỷ đậu
Bệnh thủy đậu là một loại bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp hoặc khi tiếp xúc với dịch tiết ra từ người bệnh như nước bọt, nước mũi, dịch từ bóng nước trên da bị vỡ,... Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai và bị nhiễm bệnh thuỷ đậu thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi.
Bệnh thuỷ đậu do vi rút Varicella Zoster gây ra và bệnh thường bùng phát vào tháng 3 đến tháng 5 và bệnh cao điểm vào những ngày nắng nóng. Tuy bệnh thuỷ đậu là bệnh lành tính nhưng ba mẹ chớ chủ quan mà hãy phòng ngừa những tác nhân có thể khiến trẻ sơ sinh bị thuỷ đậu. Do trẻ sơ sinh còn rất non nớt, hệ miễn dịch kém nên trẻ sơ sinh bị thuỷ đậu sẽ rất ảnh hưởng đến sức khoẻ và có thể có những biến chứng nguy hiểm.
1.1 Biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị thuỷ đậu
Các biểu hiện giống cảm cúm: trẻ sơ sinh bị thuỷ đầu thường có các triệu chứng giống cảm cúm vào thời gian ủ bệnh như ho, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, biếng ăn,...
Phát ban đỏ: khi trẻ sơ sinh bị thuỷ đậu thường phát ban đỏ ngứa ngáy khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu. Các nốt ban đỏ ban đầu xuất hiện ở mặt trước rồi dần dần lan xuống bụng và sang những nơi khác trên cơ thể. Các ban đỏ sẽ dần dần hình thành những nốt mụn nước rộp lên khắp cơ thể trẻ trong vòng 24-48 giờ. Các mụn nước có viền đỏ bên ngoài, dịch có màu vàng nhạt. Các mụn nước thường tự khô và bong ra trong vòng 4-5 ngày sau và để lại sẹo thâm hoặc sẹo rỗ.
Sốt: thông thường khi trẻ sơ sinh bị thuỷ đậu thì sẽ bị sốt cao vào những ngày đầu bị nhiễm bệnh. Trẻ sơ sinh bị thuỷ đậu thường sốt cao từ 39 đến 39,5 độ C.
1.2 Biến chứng khi trẻ sơ sinh bị thuỷ đậu
Khi trẻ sơ sinh bị thuỷ đậu có thể có những biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm màng não
- Nhiễm trùng máu
- Xuất huyết
- Viêm gan
Trẻ sơ sinh còn rất non yếu vì vậy có nhiều nguy cơ bị lây bệnh do đó ba mẹ nên chú trọng việc phòng ngừa bảo vệ cả gia đình và không để lây truyền khiến trẻ sơ sinh bị thuỷ đậu.
2. Phòng ngừa trẻ sơ sinh bị thuỷ đậu
Ngày nay, biện pháp phòng ngừa trẻ sơ sinh bị thuỷ đậu tốt nhất là tiêm ngừa vắc xin bệnh thuỷ đậu cho trẻ. Và để tạo được sự bảo vệ tốt nhất ba mẹ cũng nên tiêm phòng thuỷ đậu cho cả gia đình để tạo ra hàng rào bảo vệ trẻ được tốt hơn cũng như sức khoẻ của các người thân trong gia đình.
Ngoài ra, ba mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người có nghi ngờ là đang nhiễm bệnh thủy đậu. Lưu ý nên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn trước khi tiếp xúc với trẻ sơ sinh để phòng ngừa vi rút, vi khuẩn có hại xâm nhập vào có thể trẻ và gây bệnh.
Khi ba mẹ vừa ở ngoài vào nhà cũng nên thay quần áo, làm sạch cơ thể trước khi bế trẻ sơ sinh. Để phòng ngừa trẻ sơ sinh mắc bệnh thuỷ đậu ba mẹ nên giữ vệ sinh không gian sống của trẻ, lai chùi, quét dọn bụi bẩn, thường xuyên rửa đồ chơi của trẻ bằng xà phòng cho thật sạch.
Giữ vệ sinh cho cơ thể trẻ bằng cách tắm rửa cho trẻ mỗi ngày, rửa tay chân cho trẻ thường xuyên. Cắt móng tay móng chân cho trẻ sơ sinh thường xuyên để không là nơi trú ẩn cho vi trùng, vi khuẩn.
Tóm lại, khi trẻ sơ sinh bị thuỷ đậu sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của trẻ và có thể có biến chứng nguy hiểm xảy ra. Vì vậy, ba mẹ hãy luôn đề cao tinh thần phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ và cả gia đình bằng cách tiêm ngừa vắc xin đầy đủ, kèm theo luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho cả nhà.
Thanh Ngân tổng hợp