Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và cách chữa trị mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là vấn đề được rất nhiều bà mẹ trẻ quan tâm khi nuôi con đầu lòng. Trên những diễn đàn tư vấn về chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì nhiều mẹ tỏ ra khá lo lắng và hoang mang khi chia sẻ về việc bé nhà mình bị sôi bụng. Tuy nhiên, thực chất thì hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh không có gì nguy hiểm đâu các mẹ ạ.

banner ads

Đa phần trẻ sơ sinh bị sôi bụng là do khó tiêu, tuy sẽ không có gì đáng ngại cho sức khỏe của bé, nhưng nếu mẹ không chú ý điều trị cho con thì sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu trong người, dẫn đến việc trẻ hay quấy khóc và bú kém. Vì vậy, ngay bây giờ mẹ hãy tìm hiểu cách trị sôi bụng cho bé qua bài viết này của Yeutre.vn nhé.

mẹ dỗ bé đang khóc gắt
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là một triệu chứng không nguy hiểm cho sức khỏe của bé - Ảnh Internet

1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng thì mẹ sẽ thấy bé có những biểu hiện như bú kém, nôn/ ọc sau khi bú, thường xuyên quấy khóc, ngủ ngày thức đêm, hay thậm chí là bị tiêu chảy (tùy cơ địa mỗi bé mà trẻ bị tiêu chảy nặng hoặc nhẹ). Triệu chứng sôi bụng ở trẻ sơ sinh có thể kéo dài một ngày hoặc hơn tùy vào mức độ mà bé mắc phải.

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Hầu hết nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng đều liên quan đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé. Có thể kể đến một vài nguyên nhân chính như sau:

banner ads
  • Mẹ ăn phải thức ăn lạ, nhiều dầu mỡ hay cay nóng làm ảnh hường đến chất lượng sữa nên khi bé bú vào dễ bị sôi bụng.
  • Nếu các bé được mẹ cho bú bình thì việc vệ sinh bình sữa không đảm bảo sạch sẽ cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng.

mẹ cho bé bú bình
Mẹ cho bé bú bình quá sớm có thể khiến bé khó tiêu và bị sôi bụng - Ảnh Internet

  • Mẹ cho bé uống sữa công thức quá sớm khiến bé bị “lạ bụng” hoặc khó tiêu dẫn đến bị sôi bụng.
  • Khi trẻ bú bình, núm vú không vừa miệng hoặc cách cầm bình của mẹ không đúng khiến trẻ nuốt nhiều không khí vào dạ dày và dẫn đến việc bị sôi bụng.

3. Cách chữa trị và đề phòng trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Mẹ nên chú ý đến việc ăn uống của mình, tránh ăn những đồ ăn lạ, nhiều dầu mỡ, cay nóng và không dành cho người đang nuôi con bằng sữa mẹ, để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Đặc biệt nên không nên “đụng” đến những món ăn/ uống như: trà, cà phê, súp lơ, bông cải xanh, cải bắp, giá đỗ, cà chua, cam, quýt, các loại đậu…

mẹ cho bé bú sữa
Mẹ nên chú ý đến việc ăn uống của mình để không ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé bú - Ảnh Internet

Mẹ nên vắt bỏ lượng sữa đầu tiên của mình sau sinh vì nó chứa nhiều lactose không tốt cho tiêu hóa của bé. Đồng thời, mẹ không nên để trẻ sơ sinh bú sữa công thức quá sớm, mà nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn ngay từ đầu, vì sữa công thức luôn khiến bé khó tiêu và dễ bị sôi bụng.

Mẹ không nên cho con bú quá no mà chỉ nên để bé no nửa vời thôi. Bên cạnh đó, mẹ cũng hãy chia nhiều cữ bú cho bé chứ không nên dồn hết vào một lần bú, làm như vậy vừa phù hợp với chế độ ngủ của trẻ sơ sinh vừa giúp bé không bị sôi bụng hay trướng bụng vì bú quá no.

Sau khi cho bé bú, mẹ nên giúp con ợ hơi bằng cách vỗ nhẹ lưng bé. Khi nào mẹ nghe tiếng con ợ hơi rồi thì mới nên cho trẻ nằm xuống. Ngoài ra, mẹ có thể để con nằm ngửa, sau đó giữ hai bàn chân bé rồi gập gối liên tục cho con để giúp bé ợ hơi và tránh được vấn đề bị sôi bụng.

bé đưa tay dụi mắt
Mẹ nên giúp bé ợ hơi sau khi bú no để con không bị sôi bụng - Ảnh Internet

Khi cho bé bú, mẹ nên giữ đầu bé cao một chút. Nếu thấy trẻ bị ọc sữa  thì mẹ nên nghiêng đầu bé qua một bên để con ọc hết sữa ra. Mẹ không nên để bé tiếp tục nằm ngửa khi bị ọc sữa, nhằm tránh tình trạng sữa trào ngược lại vào họng bé khiến trẻ bị sặc nhé.

Đối với các bé dưới 1 tháng thì khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng một cách thường xuyên, bụng hay căng trướng và thường ọc sữa ra ngoài một lượng lớn sau khi bú, thì mẹ nên đưa con đi bệnh viện để bé được chẩn đoán vấn đề đang gặp phải một cách chính xác, cũng như là được điều trị an toàn hơn mẹ nhé.

mẹ nói chuyện với bé
Đối với bé dưới 1 tháng tuổi bị sôi bụng thì mẹ nên đưa con đến bác sĩ để bé được chữa trị đúng cách nhé - Ảnh Internet 

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng do hệ tiêu hóa của trẻ luôn nhạy cảm và yếu ớt hơn người lớn rất nhiều. Do đó, mẹ phải đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như vệ sinh bình sữa cho bé, để hạn chế việc bụng trẻ bị sôi nhé. Chúc bé yêu của mẹ luôn được chăm sóc tốt nhất và luôn “ăn no ngủ kĩ” để mau lớn nhé.

Hoàng Oanh tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI