Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi và cách chăm sóc mẹ nên biết

Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi là những triệu chứng rất hay gặp ở trẻ khi bị bệnh. Các ba mẹ thường rất lo lắng và mệt mỏi khi trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi kéo dài. Việc chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi đúng cách sẽ góp phần giúp trẻ mau lành bệnh hơn. Nhằm giúp việc chăm sóc được tiến hành đúng cách và hiệu quả, ba mẹ hãy tìm hiểu những thông tin liên quan cùng Yeutre.vn nhé.

banner ads

trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi
Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi là tình trạng rất hay gặp - Ảnh Internet

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi

Nguyên nhân do đâu khiến trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi? Khi trẻ có biểu hiện bị ho sổ mũi chính là những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị bệnh. Cùng điểm qua một số các bệnh hô hấp sau để tìm ra nguyên nhân trẻ bị ho sổ mũi nhé.

  • Viêm hô hấp trên

Viêm hô hấp trên là từ gọi chung cho các bệnh như viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản, viêm VA, cảm lạnh. Những bệnh này ba mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà và thông thường trẻ sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp trẻ sẽ bị biến chứng sang bệnh khác vì vậy ba mẹ cần nên lưu ý theo dõi.

Ngoài triệu chứng khiến trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi thì khi viêm hô hấp trên trẻ còn có thể có thêm các triệu chứng khác như hắt hơi, sốt, đau họng, mệt mỏi,...

  • Cảm cúm

Bệnh cảm cúm do vi rút và vi khuẩn gây ra. Bệnh khiến trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi, sốt, đau đầu,... Khi bệnh diễn tiến nặng có thể có các biến chứng nặng sang những bệnh nguy hiểm khác.

  • Dị ứng

Với một số trẻ có thể bị dị ứng với thời tiết, khói bụi, lông động vật, khói thuốc lá,... khi trẻ sơ sinh hít phải thì sẽ khiến trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi. Do vậy ba mẹ nên luôn giữ vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ, hạn chế nuôi chó mèo trong nhà, và tránh để trẻ hít phải khói thuốc lá. Ngoài ra, với những trẻ bị hen suyễn, dị ứng với thời tiết thì ba mẹ luôn nhớ giữ ấm cho trẻ mỗi khi trời lạnh.

Trên đây là một số bệnh thông thường có thể khiến trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi mà ba mẹ nên để ý. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu bệnh thì ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để khám và điều trị, không nên tự ý đến hiệu thuốc tây mua thuốc cho trẻ, vì không phải bệnh nào cũng bắt buộc phải dùng thuốc. 

trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi quấy khóc
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi - Ảnh Internet

Với các trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhẹ do vi rút thì ba mẹ chỉ cần chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách, bệnh sẽ nhanh chóng tự khỏi.

2. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi

Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi thường khiến trẻ thấy mệt mỏi, khó chịu vì tình trạng kho thở do sổ mũi ngẹt mũi gây ra hoặc cảm giác ngứa cổ gây ho. Với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị ho sổ mũi kèm theo sốt thì ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra với trẻ.

Với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở lên bị ho sổ mũi nhiều và sốt trên 39 độ C cũng nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị. Khi trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhẹ và vẫn ăn ngủ bình thường thì ba mẹ cũng không cần quá lo lắng, mà nên để ý theo dõi biểu hiện của trẻ và lưu ý chăm sóc trẻ như sau:

  • Nên dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên. Nước muối sinh lý sẽ làm sạch khoang mũi của trẻ và cuốn trôi những chất nhầy đàm nhớt vướng ở cổ họng, giúp trẻ bớt ho và bớt sổ mũi.
  • Ba mẹ có thể dùng dầu tràm pha với nước tắm và xoa dầu tràm vào gan bàn chân, ngực, và lưng trẻ để giúp giữ ấm cho trẻ, giúp trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi mau chóng khỏi bệnh hơn.
  • Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ để có nhiều năng lượng chiến đấu với bệnh tật. Với trẻ còn bú mẹ thì mẹ nên ăn uống dinh dưỡng đầy đủ chất và uống thêm nước cam, để có thể tạo ra nguồn sữa đầy dưỡng chất và tăng đề kháng cho trẻ.
  • Với những trẻ đã bắt đầu ăn dặm thì ba mẹ nên cho trẻ ăn những món ăn loãng, dễ ăn, dễ tiêu hoá và cho trẻ ăn thêm những loại trái cây chứa nhiều vitamin C.

rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi
Dùng nước muối sinh lý rửa mũi khi trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi - Ảnh Internet

  • Ba mẹ cũng cần nên lưu ý khi trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi thì lúc ngủ cần kê gối cho trẻ cao hơn một chút, để tránh tình trạng nước mũi chảy xuống họng gây ho cho trẻ.
  • Ngoài ra, ba mẹ nên chú ý theo dõi tình trạng của trẻ, kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện để được chữa trị, phòng tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Qua bài viết trên đây Yeutre.vn đã tổng hợp những thông tin về việc ho, sổ mũi ở trẻ sơ sinh cũng như cách chăm sóc trẻ bị ốm giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho ba mẹ trong việc chăm sóc và bảo vệ các thiên thần nhỏ của mình.

Thanh Ngân tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI