Trẻ hay ốm vặt, mẹ phải làm gì?

Ốm vặt là tình trạng diễn ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ khiến không ít mẹ lo lắng. Với những trẻ hay ốm vặt, mẹ cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị triệt để giúp trẻ khỏe và phát triển hoàn thiện.

banner ads

1. Nguyên nhân trẻ hay ốm vặt

49963-tre-hay-om-vat-phai-lam-the-nao.jpg

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng ốm vặt ở trẻ

- Hệ miễn dịch còn yếu: nguyên nhân đầu tiên dẫn tới tình trạng ốm vặt của trẻ là do hệ miễn dịch thụ động, yếu ớt. Đặc biệt trẻ sơ sinh bú mẹ hoặc bú bình. Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ, hệ miễn dịch tuy có tốt hơn trẻ bú bình nhưng vẫn còn khá yếu do 6 tháng đầu đời sữa mẹ chủ yếu là protein, 6 tháng sau sữa mẹ mới sinh nhiều kháng thể do trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm, cơ chế tiết sữa mẹ cũng sẽ phù hợp với trẻ ăn dặm hơn.

- Hệ tiêu hóa chưa tốt, hệ vi khuẩn đường ruột chưa hoàn thiện, men tiêu hóa chưa đủ cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đau bụng, đi phân sống hoặc tiêu chảy.

banner ads

- Trẻ thường xuyên uống kháng sinh do khi có bệnh, nhiều cha mẹ ngay lập tức đưa con đi gặp bác sĩ và kê thuốc kháng sinh cho uống. Thuốc kháng sinh tuy giúp bệnh nhanh khỏi nhưng bên cạnh việc tiêu diệt vi khuẩn có hại, thuốc kháng sinh tiêu diệt luôn vi khuẩn có lợi dẫn tới loạn khuẩn ruột và trẻ càng có nguy cơ bị ốm vặt nhiều hơn.

- Môi trường sống không sạch sẽ, thân thể trẻ cũng không được giữ vệ sinh, trẻ nhỏ thời kỳ mọc răng thường đưa tay hay đồ vật (không sạch) vào miệng gặm. Đây là con đường truyền bệnh nhanh nhất ở trẻ dẫn tới trẻ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, cảm cúm.

- Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý dẫn tới thiếu chất ở trẻ. Từ thiếu chất sẽ dẫn tới hệ miễn dịch suy yếu và dễ dàng mắc bệnh.

2. Nên làm gì khi trẻ ốm vặt?

Nếu trẻ bị ốm vặt thường xuyên, việc làm đầu tiên là mẹ hãy ngừng ngay việc sử dụng thuốc kháng sinh. Đặc biệt trẻ hay ốm các bệnh đơn giản như hắt hơi, sổ mũi, cảm cúm, đi ngoài, đầy hơi, chướng bụng...

Các bệnh ốm vặt này có thể khắc phục bằng các bài thuốc theo dân gian. Đối với ho cảm sốt có thể sử dụng mật ong, quất, lá tần dày, tỏi, húng chanh, đường phèn, tía tô để chữa bệnh. Đối với các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa mẹ cần thay đổi thói quen ăn uống, massage bụng thường xuyên cho trẻ, cho trẻ ăn các thực phẩm lợi khuẩn như sữa chua chẳng hạn.

Với việc điều trị bệnh ốm vặt ở trẻ bằng các bài thuốc dân gian thì mẹ cần phải kiên trì do tình trạng bệnh không thể hết nhanh mà có thể sau 1 tuần hoặc 2 tuần. Việc hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh trong lúc này là cần thiết vì nếu lạm dụng có thể khiến con rơi vào "vòng tuần hoàn" của việc ốm vặt.

3. Cách khắc phục các cơn ốm vặt

49962-img20160516170847071.jpg

Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh khi trẻ ốm vặt

Ốm vặt là tình trạng chung của nhiều trẻ nhỏ và hầu hết trẻ nào cũng ốm vặt trong đời vài ba lần tới khi hệ thống tiêu hóa phát triển hoàn thiện và có sức đề kháng. Tuy nhiên, nếu mẹ để ý sẽ thấy, có những đứa trẻ sinh cùng thời điểm thì có trẻ hay ốm vặt, có trẻ lại không. Do đó, việc chăm sóc cũng như phòng ngừa bệnh ở trẻ rất quan trọng.

Từ những nguyên nhân tìm hiểu về tình trạng trẻ thường xuyên ốm vặt trên, chúng ta có thể đưa ra các giải pháp khắc phục các cơn ốm vặt hiệu quả như:

- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Các mẹ cần tin rằng, bất kỳ bà mẹ nào cũng đủ sữa cho con bú nếu tích cực cho trẻ bú và kích sữa về. Trong sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp trẻ phòng được các bệnh hay gặp như cảm cúm, rối loạn tiêu hóa, đi phân sống, phân cứng, phân nhầy, đầy hơi chướng bụng...

- Tiêm phòng đầy đủ các bệnh cho bé theo lịch tiêm phòng quốc gia.

- Luôn luôn giữ ấm khi cho trẻ ra ngoài. Trong 6 tháng đầu đời, nếu trẻ được chăm sóc tốt thì trẻ sẽ có sức đề kháng tốt cho những năm tháng sau.

- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc nơi đông người vì càng tiếp xúc nơi đông người nguy cơ trẻ càng bị bệnh cao. Do sức đề kháng yếu, thậm chí trẻ sơ sinh còn chưa có sức đề kháng, trong khi đó nơi đông người chứa nhiều mầm mống bệnh tật và dễ dàng lây cho trẻ.

- Hạn chế cho trẻ uống kháng sinh, chỉ nên uống trong những trường hợp thực sự cần thiết và có sự kê đơn của bác sĩ.

- Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI