Nguyên nhân gây bệnh
Viêm họng liên cầu khuẩn do vi khuẩn có tên là Strepxococcus pyogenes hoặc liên cầu khuẩn nhóm A gây ra.
Trẻ bị viêm họng liên cầu khuẩn dễ lây lan trong cộng đồng thông qua hắt xì hơi, ăn chung thức ăn, đồ uống, bắt tay, dùng chung đồ với người bệnh… Vì thế khi trẻ có dấu hiệu bị viêm họng liên cầu khuẩn cần cách ly trẻ với cộng đồng để tránh bệnh lây lan cho nhiều người.
Triệu chứng bệnh
Họng bé sưng đau rát
- Trẻ đau rát cổ họng, khó nuốt.
- Bị sưng amidan kèm các đốm trắng hoặc vệt mủ.
- Vòm miệng và khu vực phía sau vòm miệng xuất hiện các đốm đỏ nhỏ.
- Trẻ bị sưng và mọc hạch sau cổ.
- Đau đầu kèm sốt phát ban.
- Cơ thể mệt mỏi, đau bụng kèm nôn mửa ở trẻ nhỏ.
Khi nào thì nên đưa trẻ đi bệnh viện?
Nếu trẻ đau họng kèm theo các triệu chứng sau nên nhanh chóng đưa trẻ đi bệnh viện để được chữa trị kịp thời:
- Đau họng không kèm các triệu chứng cảm lạnh hay chảy nước mũi.
- Đau họng đồng thời sau cổ mọc hạch và bị đau.
- Đau họng kéo dài 2 ngày kèm sốt trên 38 độ C hoặc sốt kéo dài quá 2 ngày.
- Sốt, khó thở kèm phát ban nổi hạch.
Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: amidan, viêm xoang, nhiễm trùng máu, viêm da, bệnh ban đỏ, viêm thận, sốt thấp khớp nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng đến tim, khớp và hệ thần kinh trẻ.
Cách điều trị
Khi trẻ bị viêm họng liên cầu khuẩn các bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh penicillin hoặc amoxicillin để điều trị cho bé.
Các bác sĩ chỉ định cho trẻ uống kháng sinh
Nếu trẻ bị dị ứng với penicillin có thể thay thế bằng cephalosporin, erythromycin, azithromycin (zithromax).Thuốc này có tác dụng giảm các triệu chứng bệnh, phòng tránh biến chứng nguy hiểm và lây lan bệnh cho người thân trong gia đình.
Sau khi trẻ uống thuốc cha mẹ nên theo dõi trong vòng 2 ngày, nếu bệnh thuyên giảm tốt nên thông báo cho các bác sĩ biết. Thông thường sau 24 giờ, điều trị bằng kháng sinh trẻ sẽ bắt đầu hết sốt và không còn khả năng lây bệnh cho người khác. Nếu trẻ khỏe mạnh hết sốt các bậc phụ huynh có thể cho bé đi học bình thường sau 24 giờ uống thuốc.
Tuy nhiên cần lưu ý khi trẻ hết sốt, cha mẹ vẫn tiếp tục cho bé điều trị theo kê đơn của bác sĩ. Không được ngừng uống thuốc quá sớm khiến bệnh tái phát và nguy hiểm hơn trẻ có thể bị sốt thấp khớp và viêm thận.
Ngoài các kháng sinh trên các bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm các triệu chứng như: ibuprofen, acetaminophen
Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng liên cầu khuẩn
- Cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn: Sau khi điều trị bằng thuốc kháng sinh cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi và ngủ thật nhiều để tránh nhiễm trùng. Tốt nhất nên cho bé nghỉ học để tránh lây lan cho cộng đồng.
- Uống nhiều nước: Khi trẻ bị viêm họng dễ bị mất nước vì thế nên cho trẻ uống thật nhiều nước ấm, vừa làm ẩm cổ họng vừa giúp bé giảm đau rát.
Cho trẻ uống nhiều nước
- Ăn thức ăn dạng lỏng: Khi trẻ bị viêm họng cổ họng sẽ đau rát và khó nuốt vì thế cha mẹ nên cho trẻ ăn những thức ăn dạng lỏng như cháo, súp, canh, ngũ cốc pha loãng, sữa chua, trứng mềm. Hoặc mẹ có thể dùng máy xay nhuyễn thực phẩm để trẻ dễ nuốt. Nên kiêng ăn thức ăn cay, nhiều gia vị, thực phẩm có hàm lượng axit cao như cam, chanh.
- Cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm: Mẹ trộn1/4 thìa cà phê muối ăn với 200ml nước ấm và cho bé súc miệng nhiều lần trong ngày, tốt nhất sau khi ngủ dậy, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.
- Đặt máy phun sương trong phòng bé: Máy phun sương sẽ tăng độ ẩm trong không khí giúp làm mềm cổ họng bé, làm bé dễ chịu và đỡ đau đớn hơn. Bên cạnh đó, có thể sử dụng thuốc xịt mũi saline để làm ẩm mũi họng bé.
- Tránh xa hóa chất và khói thuốc lá: Khói thuốc lá có thể gây kích thích đau họng và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Yeutre.vn