Trẻ bị nôn nhiều lần trong ngày kèm những dấu hiệu sau mẹ không nên chủ quan

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ là chuyện thường tình nhưng nếu trẻ bị nôn nhiều lần trong ngày kèm theo các triệu chứng khác, chắc chắn là bất thường. 

banner ads

Dưới đây là một số trường hợp trẻ nôn nhiều lần trong ngày mẹ cần lưu ý.

1. Trẻ bị nôn nhiều lần trong ngày kèm theo sốt nhẹ, tiêu chảy

tre bi non tro
Trẻ bị nôn trớ nhiều

Chẩn đoán bệnh: Có thể bé bị viêm dạ dày, nguyên nhân xuất phát từ virus rota.

Cách xử lý: Khi bị tiêu chảy, bé sẽ bị mất nước vì vậy cần bổ sung kịp thời lượng nước đã mất bằng những thực phẩm lỏng và các loại thuốc bù điện giải đồng thời sử dụng thuốc uống theo chỉ dẫn của y bác sĩ. Trong các trường hợp nặng cần được đưa đi khám bác sĩ gấp. 

2. Nôn kèm theo phát ban

Chẩn đoán bệnh: Có thể bị dị ứng bởi các loại thực phẩm hoặc sữa công thức. Biểu hiện cụ thể như nôn nhiều sau ăn, nổi ban quanh và những vùng da nhạy cảm hơn.

Cách xử lý: Cần tạo tư thế thoải mái nhất cho trẻ khi bị nôn, ngưng tất cả các loại thức ăn nước uống mà bé đã tiếp nạp trước khi bị nôn, cho trẻ uống nhiều nước, mặc đồ thoải mái nếu thời tiết nóng và ngược lại, nếu lạnh bé cần được giữ ấm cẩn thận. Trường hợp nặng như bé khó thở, miệng sưng cần được đi khám ngay.

Biện pháp giúp giảm nguy cơ gây ra bệnh: Khi trẻ đủ 6 tháng tuổi mới cho ăn dặm, với sữa bò cần đủ 1 tuổi và trước khi cho bé ăn một món mới cần phải thử phản ứng trong vài ngày đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn lọc những thực phẩm và các loại sữa dinh dưỡng, an toàn nhất.

3. Trẻ bị nôn nhiều lần trong ngày sau khi bú

tre bi dau bung
Trẻ có thể bị hẹp môn vị nên thường xuyên nôn trớ

Chẩn đoán: Hẹp môn vị. Nguyên nhân là do cơ van giữa dạ dày và ruột dày lên làm cho môn vị hẹp lại. 

Cách xử lý: Trẻ sơ sinh bị nôn trớ sau khi ăn không quá nghiêm trọng vì đa số đều vậy và nó được gọi chung là nôn sinh lý nên không cần dùng đến thuốc. Tuy nhiên, nếu việc này tái diễn liên tục, cần đưa đến bác sĩ sớm để kịp thời có phương án can thiệp như tiểu phẫu để mở rộng cơ van nếu như môn vị bị hẹp.

4. Trẻ nôn nhiều kèm máu

Chẩn bệnh: Có thể bị nhiễm khuẩn dạ dày làm cho các mạch máu bị vỡ hoặc tổn thương các mô.

Cách xử lý: Trong trường hợp này bạn không được tự ý cho bé sử dụng thuốc mà phải đưa trẻ ngay tới bệnh viện nhi gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

5. Trẻ bị nôn kèm theo những cơn đau bụng

tre non oi
Trẻ thường xuyên nôn trớ kèm theo đau bụng

Chẩn đoán bệnh: Có thể bị viêm ruột thừa. Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra ở những đứa trẻ dưới 10 tuổi, với những đứa bé sơ sinh thì lại cực kỳ ít, tuy nhiên nếu thấy bé nôn kèm theo những cơn đau quằn quại thì hãy nghĩ ngay đến căn bệnh này.

Cách xử lý: Kể cả là người lớn, khi bị viêm ruột thừa cũng cần được đưa tới bệnh viện ngay để xử lý thì với trẻ nhỏ lại cần gấp gáp hơn. Hãy đến bệnh viện gần nhất để kịp thời can thiệp nếu không sẽ có nguy cơ dẫn đến tử vong đấy.

6. Trẻ nôn kèm dịch màu vàng xanh

Chẩn đoán: Có thể chất dịch này được gây nên bởi mật và gan bài tiết ra, cũng có thể do dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa, nghẽn phân su hoặc xoắn ruột.

Cách xử lý: Đừng chần chờ thêm một giây nào nữa vì tình trạng này hết sức cấp bách, cần được đến bệnh viện ngay để điều trị, rất có thể bé cần được làm các cuộc tiểu phẫu.

7. Trẻ bị nôn nhiều trong ngày kèm sốt và những cơn khóc thét

Chẩn bệnh: Có thể bị viêm màng não hoặc nhiễm trùng.

Cách xử lý: Không còn cách nào khác ngoài việc phải ngay lập tức đưa trẻ đi khám. Đồng thời cần tiêm phòng Hib để ngăn ngừa bệnh này xảy đến nhé các mẹ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI