Trẻ 8 tháng tuổi nên có chế độ ăn uống và vui chơi như thế nào?

Trẻ 8 tháng tuổi nếu có chế độ ăn uống phù hợp sẽ được phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý những hoạt động thể chất vui chơi thích hợp với con. Vì, ở giai đoạn 8 tháng tuổi, các bé bắt đầu hiếu động và không chịu ngồi yên một chỗ trong thời gian dài, do bé muốn khám phá mọi thứ xung quanh.

banner ads

Trẻ 8 tháng tuổi không còn như những giai đoạn đầu đời trước đây. Bé biết điều chỉnh, bộc lộ cảm xúc, các giác quan phát triển rõ rệt. Chính vì vậy mà các mẹ nên có chế độ ăn uống cân bằng; khoa học cho con, cũng như vui đùa với con trẻ mỗi ngày.

1. Trẻ 8 tháng tuổi nên có chế độ ăn uống như thế nào?

1.1 Thức ăn dặm

Giai đoạn này, hầu như các bé cũng đã ăn dặm tốt với thức ăn đặc hơn trước và một số bé thậm chí còn có thể bắt đầu tập ăn thô. Các bé cần được ăn 2 đến 3 bữa thức ăn đặc mỗi ngày. Thức ăn đặc giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của con. 

Trẻ 8 tháng tuổi ăn dặm
Trẻ 8 tháng tuổi đã ăn dặm giỏi, thức ăn của bé đã chuyển qua thức ăn đặc và một số bé đã có thể tập ăn thô. Ảnh Internet

Trong thực đơn của bé ở 8 tháng tuổi, cần cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm đó chính là chất đạm, bột đường, chất béo và rau củ quả. Như vậy, mẹ hãy bổ sung trái cây, thực phẩm tinh bột, đạm, rau xanh, chất béo… để làm đa dạng khẩu phần ăn của con. Điều quan trọng các mẹ nên nhớ không nêm gia vị vào thức ăn của con như thức ăn của người trưởng thành, vì thực phẩm tự nhiên đã đủ lượng muối, đường cần thiết cho cơ thể bé.

1.2 Lưu ý về dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi

Sữa mẹ và sữa bột vẫn là tốt nhất cho bé ở độ tuổi 8 tháng. Mẹ không nên cho bé sử dụng sữa bò trong giai đoạn này.

Chăm sóc bé 8 tháng tuổi, thực tế có nhiều mẹ còn cho bé sử dụng mật ong nhưng điều này hoàn toàn không nên, bởi mật ong sẽ khiến cho đường tiêu hóa của bé mất đi sự ổn định.

Một lưu ý khác trong chế độ dinh dưỡng của trẻ 8 tháng là, mẹ không nên cho trẻ ăn những quả có nhiều hạt, thức ăn nấu chưa chín, các loại kẹo kể cả kẹo dẻo mềm, các loại thức ăn có nhiều chất phụ gia như xúc xích, cá hộp… 8 tháng - hệ tiêu hóa bé vẫn chưa thích nghi được với những loại thực phẩm này, nên nếu bé dùng, sẽ gây nên các tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe của bé.

Trong chế độ dinh dưỡng, cụ thể là ăn dặm của trẻ 8 tháng, mẹ đừng quên đa dạng hóa bữa ăn để tránh gây biếng ăn ở bé nữa nhé.

Có thể nói, ở độ tuổi 8 tháng, hoạt động ăn và ngủ của bé dần vào khuôn khổ hơn và chắc chắn, mẹ sẽ có nhiều thời gian dành cho bản thân hơn, so với những tháng đầu sơ sinh trước đây.

2. Trẻ 8 tháng tuổi nên có những hoạt động gì giúp bé phát triển toàn diện?

Thứ nhất, bạn nên trò chuyện với bé nhiều hơn bằng cách kể những câu chuyện ngắn, khi làm việc gì cũng nên nói với bé. Điều này khiến tăng sự liên kết giữa mẹ và con, giúp bé phát triển được kĩ năng ngôn ngữ cũng như kích thích sự phát triển trí não của bé.

Mẹ nên dành nhiều thời gian để ở bên con
Mẹ nên dành nhiều thời gian bên con hơn - Ảnh: Internet

Thứ hai, bé sẽ bắt đầu trở nên hiếu động hơn, thay vì ngăn cản con, mẹ nên ngồi và quan sát con kĩ càng. Mẹ luôn đặt con trong tầm kiểm soát để tránh những điều nguy hiểm rình rập con trẻ. Vì, bé thích lăn, bò, trườn và tự làm mọi thứ một cách độc lập. Biết phối hợp tứ chi để đến nơi mình thích và chọn lựa những vật dụng có màu sắc, hình dáng để chơi.

Tiếp đến, mẹ nên chọn lựa những đồ chơi có màu sắc sáng sủa cho bé. Bé có thể bỏ những đồ này vào miệng và cắn. Đừng lo lắng bởi vì bé đang tập khám phá mọi thứ xung quanh. Để con luôn được đảm bảo sức khỏe thì mẹ nên chú ý đến vệ sinh sàn, các món đồ chơi thật sạch sẽ nhé, kiểm tra lại các chân ghế, kệ ti vi, bàn… xem có bị dịch chuyển hay không, giúp tránh tình trạng gây nguy hiểm cho con trẻ.

Bé bỏ mọi thứ vào miệng để khám phá
Bé bỏ mọi thứ vào miệng để khám phá. Ảnh Internet

Vào giai đoạn 8 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu tập đứng. Bé vịn tay vào cũi lâu hơn, khi có thái độ bất an hoặc muốn nhờ sự trợ giúp từ bố mẹ thì bé sẽ làm mọi cách để bạn chú ý. 

8 tháng tuổi con đã dần hiểu được những tình cảm của các thành viên trong gia đình dành cho mình. Bạn hãy nhớ rằng phải luôn gần gũi, cổ vũ tinh thần cho con khi bé làm được một việc gì đó, cho dù là rất nhỏ nhé. Điều này có ích rất nhiều góp phần giúp bé phát triển toàn diện hơn. 

Trẻ 8 tháng tuổi cũng như các độ tuổi khác, mỗi bé đều có một sự tăng trưởng riêng, nhu cầu dinh dưỡng và sự hiếu động của các bé cũng không hoàn toàn giống nhau. Do đó, mẹ không nên quá lo lắng, khi bé nhà mình không ăn nhiều hay cân nặng không bằng, hoặc hiếu động không như bé các cùng tuổi. Tuy nhiên, qua thời gian theo dõi đà phát triển của bé, nếu bạn thấy bất an về sự phát triển chiều cao , cân nặng và trí tuệ của con, bạn có thể tìm đến bác sỹ tư vấn hay thăm khám, để yên tâm hơn nhé. 

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI