Khi trẻ 4 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài, nhiều người cảm thấy hoang mang và không biết con có ảnh hưởng gì đến sự phát triển hay không. Khi không đi ngoài được kéo dài đến 4 - 5 ngày, phổ biến nhất là trẻ có thể bị táo bón, nặng hơn có trẻ có khả năng bị tắc ruột hoặc lồng ruột…
1. Trẻ 4 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài có bị sao không?
Như đề cập ở trên, khi trẻ 4 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài được, phổ biến nhất là tình trạng táo bón. Một số trường hợp khác có thể xảy ra là tình trạng tắc ruột hay lồng ruột, khiến trẻ không đi tiêu kéo dài đến 4-5 ngày.
Nếu bé nhà bạn 4-5 ngày chưa đi tiêu nhưng không kèm theo biểu hiện quấy khóc, bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng của bản thân, để cải thiện nguồn sữa cho bé bú. Hãy kết hợp massage bụng cho con cách phần rốn khoảng 5 cm, đặc biệt là ở phần sườn bên trái vì đó là chỗ đại tràng.
Việc thực hiện massage như thế có thể kích thích, giúp bé đi ngoài dễ hơn. Tuy nhiên, sau khi làm mọi cách nhưng tình trạng của bé vẫn không tiến triển, thì mẹ nên đưa con đi bác sỹ ngay lập tức.
2. Các nguyên nhân khiến bé không đi ngoài được
2.1 Do các bệnh lí nguy hiểm gây ra
Khi con không đi ngoài được trong thời gian dài thì có thể bé đã bị tắc ruột hoặc lồng ruột ở các mức độ khác nhau. Nếu rơi vào trường hợp này, con trẻ thường sẽ khóc thét do đau bụng, bụng cảm thấy khó chịu, không đánh rắm được, nôn nhiều, việc đi ngoài hết sức khó khăn.
Quan sát tình trạng của cón nếu diễn tiến như vậy, thì mẹ phải đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất, để bác sĩ thực hiện các phương pháp giải quyết cần thiết tức thời giúp bé, sau đó có cách điều trị phù hợp. Mẹ không nên chần chừ, cũng không nên tự xử lý khi tình trạng của con bất thường, nhằm tránh gây ra nguy hiểm và biến chứng sau này.
Trường hợp bé không đi tiêu kéo dài 4-5 ngày nhưng bé không quấy khóc, vẫn đánh rắm được, vẫn ăn ngon, ngủ ngon, thì có thể con đã bị táo bón.
2.2 Trẻ 4 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài được do bị táo bón và cách xử lý
Tình trạng táo bón rất phổ biến và dễ gặp ở trẻ, độ tuổi 4 tháng cũng không ngoại lệ. Khi trẻ táo bón, mẹ hãy thực hiện xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, xoa chậm, nhẹ nhàng. Không nên thực hiện mạnh vì có thể khiến con bị đau và cũng không nên thực hiện quá nhẹ bởi vì hiệu quả không phát huy được tác dụng.
Mẹ nên tập trung xoa vào phần cách rốn 5 cm, chú trọng phía sườn bên trái vì nơi đó là chỗ của đại tràng. Việc massage như này kích thích ruột già co bóp để phân được đẩy xuống hậu môn một cách dễ dàng. Đặc biệt mẹ nên lưu ý không nên thực hiện việc này khi con đang ăn sữa no.
Thực hiện phương pháp xoa bụng nhưng con vẫn không đi ngoài được thì phân của con đã khá đặc. Như thế, các bậc phụ huynh có thể thụt hậu môn để phân mềm và bé dễ dàng đi ngoài hơn.
Nếu muốn sử dụng thuốc cho bé thì tất cả các đơn kê phải có sự hướng dẫn đầy đủ của bác sĩ. Sau khi thực hiện tất cả mọi phương án nhưng con vẫn không đi ngoài được thì mẹ phải lập tức đưa con đến ngay bệnh viện, để bác sĩ có giải pháp phù hợp.
Nếu bé sử dụng sữa mẹ thì các mẹ nên ăn thức ăn có thể tiêu hóa tốt, nhiều rau xanh, uống nhiều nước. Hạn chế việc nạp vào cơ thể quá nhiều chất béo, thức ăn dầu mỡ. Dinh dưỡng không hợp lý của mẹ cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến con khó đi ngoài được.
Với trẻ uống sữa công thức, bé sẽ khó đi ngoài hơn với những bé sử dụng sữa mẹ. Nếu bạn pha sữa công thức theo đúng hướng dẫn mà phân của con rất đặc và quánh thì bạn nên pha sữa loãng một chút.
Lưu ý : Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi chỉ nên cho bú sữa mẹ, trường hợp bất khả kháng mới dùng đến sữa công thức. Lưu ý đặc biệt là, ở thời điểm này, bạn không nên cho ăn bột hoặc các loại rau, củ, quả quá sớm. Bước qua tháng thứ 6 con mới bắt đầu vào thời kì ăn dặm nhé các mẹ. Ăn dặm nói riêng, dinh dưỡng nói chung phù hợp và khoa học cho bé 4 tháng tuổi, cũng là cách để phòng tránh tình trạng không đi ngoài kéo dài đến 4-5 ngày của các bé.
Hy vọng khi đọc những thông tin trong bài viết này, bạn sẽ không còn quá lo lắng và có cách xử lí đúng đắn, trong trường hợp trẻ 4 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài. Bạn ghi nhớ rằng, luôn cần phải quan sát tình trạng của trẻ thật kỹ lưỡng, khi có những dấu hiệu bất thường dù là nhỏ ở trẻ như khóc quấy, đau và mệt, bỏ bú thì mẹ phải đưa con ngay đến cơ sở y tế gần nhất, để bác sĩ có phương án giải quyết phù hợp.
Tuyết Nguyễn tổng hợp