Trẻ sơ sinh bị táo bón và cách trị dứt điểm tránh ảnh hưởng sức khỏe

Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, nếu mẹ không tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý của trẻ. 

banner ads

1. Thế nào gọi là táo bón?

tre bi tao bon
Trẻ sơ sinh bị táo bón

Không phải cha mẹ nào cũng biết trẻ đang gặp tình trạng táo bón hay không. Thậm chí, một số trẻ táo bón kéo dài mà cha mẹ vẫn chưa nhận ra, điều này cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh vì có thể gây ra chướng bụng, khó tiêu, biếng ăn.

Trẻ chỉ được coi là táo bón khi:

- Khó tiêu tiêu, phân khô, cứng và rời từng hạt đen giống như phân dê.

- Trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ đi tiêu ít hơn 2 lần/ngày (thông thường trẻ sơ sinh dưới 6 tháng sẽ đi tiêu khoảng 3-4 lần trên ngày). Đối với trẻ trên 6 tháng sẽ bị táo bón nếu đi ít hơn 3 lần/tuần (hơn 2 ngày mới đi tiêu).

banner ads

- Trẻ rặn khi đi tiêu, khóc và đau hậu môn.

Có thể trẻ sẽ bị táo bón vài ngày và gọi là táo bón cấp tính nhưng cũng có thể trẻ bị táo bón kéo dài nếu cha mẹ không quan tâm tới tình trạng sức khỏe của trẻ và điều trị dứt điểm.

2. Những nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón kéo dài sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề như:

- Nứt hậu môn: Táo bón kéo dài sẽ khiến trẻ bị nứt hậu môn. Triệu chứng phổ biến là thấy máu đỏ dính trên phân hoặc trong tã, trên giấy lau hậu môn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thấy mẩu da thừa quanh vết nứt do da bị kích ứng.

- Trĩ: Trĩ là biến chứng khá nguy hiểm của táo bón. Trĩ gây khó khăn cho việc đi lại, đi tiêu và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của trẻ.

- Chậm phát triển tinh thần: Ít cha mẹ biết rằng, táo bón kéo dài sẽ khiến trẻ chậm phát triển tinh thần và trí tuệ. Nguyên nhân do bị táo bón kéo dài trẻ sẽ càng sợ hãi đi tiêu, lo lắng, sợ hãi và có nguy cơ dẫn tới trầm cảm, tự ti. 

- Trẻ biếng ăn: Khi bị táo bón, trẻ sẽ cảm thấy bụng chướng, khó tiêu và không có cảm giác thèm ăn. Vì vậy trẻ sẽ rơi vào tình trạng biếng ăn tạm thời hoặc kéo dài cho tới khi bệnh được điều trị dứt điểm. Biếng ăn kéo dài khiến trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng.

3. Cách trị dứt điểm tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh

tre so sinh bi tao bon
Cần khắc phục ngay tình trạng táo bón cấp tính ở trẻ

Để khắc phục và hạn chế tối đa tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ cần lưu ý:

- Luôn cung cấp đủ lượng chất xơ trong chế độ ăn uống của trẻ. Tổng lượng chất xơ chiếm 50% để phân mềm, xốp dễ đi tiêu và tăng nhu động ruột. 

- Cho trẻ uống đủ nước tùy theo cân nặng để bổ sung đủ nước cho cơ thể, giúp phân mềm dễ đi tiêu hơn.

- Hạn chế tối đa cho trẻ ăn các thực phẩm công nghiệp như bánh kẹo, mì tôm, nước ngọt vì chúng nhiều chất phụ gia, khó tiêu khiến phân khô và cứng.

Đối với trường hợp bị táo bón cấp tính mẹ nên:

- Sử dụng ngay ống thụt hậu môn để làm mềm phân và giúp trẻ thải hết phân, chất độc ra ngoài sau bao ngày tích tụ trong cơ thể.

- Thay đổi chế độ ăn uống ngay cho trẻ. Tăng cường rau xanh, trái cây, uống nước. Hạn chế dung nạp quá nhiều đạm từ thịt vào cơ thể vì sẽ khó tiêu và khiến phân cứng.

- Tạo thói quen đi tiêu cho trẻ mỗi ngày.

- Massage bụng theo vòng tròn cho trẻ vào sáng sớm khi ngủ dậy và tập bài tập chân như đang đạp xe đạp để tăng nhu động ruột.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI