Trẻ 4 tháng biết làm gì và những điều mẹ nên lưu ý

Trẻ 4 tháng biết làm gì và có những điểm nhấn nào cần lưu ý? Hẳn điều này bất cứ bà mẹ nào có con đang chuẩn bị vào giai đoạn này, hay đã ở đầu thời kỳ đều rất quan tâm. Thực ra, chỉ cần các mẹ theo dõi trẻ mỗi ngày thật kỹ sẽ thấy được sự phát triển của trẻ ở tháng thứ 4 có rất điểm mới mẻ. Và ở giai đoạn này, cũng có nhiều điều mẹ cần lưu ý, bởi 4 tháng tuỗi cũng là một giai đoạn quan trọng, có những thử thách riêng cho cả hai mẹ con.

banner ads
Trẻ 4 tháng biết làm gì
4 tháng tuổi, trẻ đã biết bộc lộ cảm xúc. Ảnh: Internet.

1. Trẻ 4 tháng tuổi đã ăn dặm được hay chưa?

Ở giai đoạn 4 tháng tuổi, việc đầu tiên rất nhiều mẹ đã bắt đầu quan tâm và băn khoăn liên quan đến vấn đề ăn dặm của trẻ. Nếu bạn cũng đang lo nghĩ như thế thì cần đặt các câu hỏi như: bé đã biết làm gì nhiều, có hoạt động thể chất nhiều hơn hay chưa, đã cần phải ăn dặm để bổ sung hay chưa, hoặc hệ tiêu hóa của bé đã đến giai đoạn có thể tiêu thụ nhiều thức ăn hơn ngoài nguồn sữa hay chưa. Từ đây, mẹ sẽ có những quan sát kỹ lưỡng, cẩn thận trước khi có những lựa chọn và lựa chọn sao hợp lý trong việc chăm bé ở giai đoạn này. 

Theo như ý kiến của một số chuyên gia, tùy vào thể chất và sự phát triển của từng trẻ, sẽ có trẻ ở giai đoạn này đã hoạt động nhiều, và có thể bắt đầu thử cho trẻ ăn dặm với một lượng rất ít (khoảng tầm 2 – 3 thìa thức ăn/ bữa/ ngày). Trong thời gian cho trẻ ăn dặm này, cần phải theo dõi khả năng nạp năng lượng của trẻ như thế nào và một số yếu tố khác để điều chỉnh cho hợp lý. 

trẻ 4 tháng đang được mẹ đút cháo ăn dặm
Khi trẻ 4 tháng tuổi nên tập cho trẻ ăn dặm - Ảnh Internet

Tuy nhiên, giai đoạn 4 tháng tuổi dù trẻ đã bắt đầu có dấu hiệu muốn ăn và có thể hấp thu thêm thức ăn ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức, mẹ cũng chỉ cho trẻ làm quen với thức ăn dặm với một lượng rất nhỏ mà thôi, dù rằng, điều này cũng không thực sự được khuyến khích. Vì vậy các mẹ cần phải lưu ý chỉ cho trẻ thử và thức ăn dặm cho trẻ phải loãng và nhuyễn mịn. Tốt nhất mẹ nên lựa chọn bột gạo pha và là thực đơn ngọt. Cho đến khi trẻ lớn thêm, khi nào trẻ có nhu cầu ăn nhiều hơn vì hoạt động nhiều hơn và hệ tiêu hóa tốt hơn, mẹ mới bắt đầu tập cho con ăn nhiều một bữa hoặc hơn một bữa, lượng thức ăn có thể tăng chút ít.

2. Trẻ 4 tháng biết làm gì và những điều mẹ lưu ý ngoài việc ăn dặm

Ở giai đoạn 4 tháng tuổi những điều trẻ có thể làm phổ biến là:

2.1 Biết bộc lộ cảm xúc

Trẻ sẽ cười có ý thức hơn, vui mừng và cười khi được ba mẹ hay người thân quen đùa giỡn. Đồng thời, trẻ thích chơi với người khác và sẽ không khi ngừng đùa giỡn.

trẻ 4 tháng biết cười nhiều hơn
Những biểu hiện vui hay buồn được bộc lộ trên gương mặt của trẻ - Ảnh Internet

Ngoài ra, trẻ 4 tháng tuổi còn có khả năng bắt chước một vài chuyển động và biểu cảm trên gương mặt như: vui mừng, cười tươi, cau mày,…

2.2 Phát triển về ngôn ngữ trong giao tiếp

Trẻ 4 tháng tuổi bắt đầu bập bẹ kèm theo những cảm xúc khác nhau. Bắt đầu có khả năng bắt chước một số âm thanh mà bé nghe được. Nếu các mẹ chú ý sẽ cảm nhận được kiểu khóc của trẻ cũng khác nhau để thể hiện bé đang đói, đang mệt hay có triệu chứng đau.

trẻ biết chơi đùa cùng mẹ
Trẻ ê a trò chuyện cùng với những người thân quen - Ảnh Internet

2.3 Thể chất trẻ 4 tháng tuổi phát triển

Giai đoạn trẻ 4 tháng tuổi có thể nâng đầu lên, một số trẻ cứng cáp sẽ không cần sợ giúp đỡ của ai. Trẻ có thể nằm úp và có thể lẫy về vị trí nằm ngửa. Trẻ có hứng thú với việc cầm nắm đồ chơi và thường có thói quen cho vào miệng. Khi nằm úp trẻ sẽ dồn lực vào khuỷu tay rướn lên phía trước. Một số trẻ bắt đầu hoạt động nhiều hơn, đây cũng là lý do khiến mẹ cần lưu ý, quan sát kỹ và cân nhắc việc bắt đầu thử cho con tập ăn dặm nếu cần thiết. 

2.4 Trẻ 4 tháng tuổi nhận thức nhiều hơn

Trẻ sẽ thể hiện cảm xúc khi buồn hay vui trên gương mặt, sẽ phản ứng lại với những tác động từ bên ngoài. Trẻ sẽ với lấy đồ vật bằng một tay mà không cần sự trợ giúp của người khác.

trẻ có thể cầm nắm một số đồ vật
Trẻ 4 tháng tuổi bắt đầu nhận thức về mọi thứ xung quanh - Ảnh Internet

Trẻ 4 tháng tuổi có thể kết hợp được 2 hành động cùng một lúc, kết hợp giữa tay và mắt để với lấy đồ chơi. Ánh mắt dần dần có khả năng nhìn theo sự vật chuyển động từ bên này sang bên kia. Nhìn nhận người thân và những đồ vật ở một khoảng cách nhất định cũng đã xuất hiện và phát triển ở trẻ 4 tháng tuổi.

3. Lưu ý cách chăm trẻ 4 tháng tuổi hợp lý

Để có thể chăm trẻ 4 tháng tuổi phát triển tốt và có sức đề kháng chống lại những yếu tố bên ngoài các mẹ nên:

3.1 Chăm về giấc ngủ của trẻ

Trẻ 4 tháng tuổi có thể ngủ một giấc dài khoảng 7 - 8 tiếng/ đêm, đồng thời trẻ sẽ ngủ khoảng tầm 1 - 2 giờ đồng hồ vào mỗi buổi sáng. Mỗi ngày các mẹ nên đảm bảo giấc ngủ của trẻ đạt 14 – 16 tiếng/ ngày.

trẻ thích nằm ngủ trong tư thế thoải mái
Các mẹ cần phải đảm bảo được giấc ngủ của trẻ mỗi ngày - Ảnh Internet

Không gian phòng ngủ của trẻ phải thoáng mát, không ẩm móc và cần giữ yên lặng để giấc ngủ của trẻ được sâu hơn.

3.2 Tiêm phòng cho trẻ 4 tháng tuổi

Trẻ 4 tháng tuổi là thời điểm cho những mũi phòng ngừa trong giai đoạn tiếp theo. Nếu đã tiêm phòng mũi thứ nhất các loại như: vắc-xin Rotavirus, Hib, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt. Đây là thời điểm mẹ nên đưa bé đi tiêm phòng mũi tiếp theo.

3.3 Một số lưu ý khác liên quan đến việc chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi

Trẻ 4 tháng tuổi đã bắt đầu tò mò với những thứ xung quanh, vì vậy các mẹ luôn phải để mắt đến trẻ. Cần phải lưu ý và phòng ngừa một số nguy cơ như: trẻ bị ngã, nguy cơ nghẹn; hóc khi mẹ cho ăn dặm hay cho bú,… Những vấn đề này các mẹ cần đặc biệt quan tâm đến.

Những thông đề cập ở trên hẳn ít nhiều cũng hỗ trợ và giải đáp cho các bậc phụ huynh về việc trẻ 4 tháng biết làm gì và cần lưu ý những gì. Các mẹ nên dành thời gian để chăm sóc cho trẻ trong những tháng đầu tiên này thật kỹ lưỡng và chu đáo nhé. Vì đây cũng chính là tiền đề cơ bản để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt hơn ở những giai đoạn sau.

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI