1. Trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì?
Sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi được thể hiện qua kỹ năng vận động ở độ tuổi của trẻ, giao tiếp và giấc ngủ,… cụ thể như sau:
1.1 Kỹ năng vận động của trẻ 2 tháng tuổi
Trẻ 2 tháng tuổi đang dần kiểm soát cơ thể nhiều hơn, trẻ có thể giữ đầu ổn định hơn khi nằm hoặc khi được giữ thẳng đứng. Giai đoạn này trẻ tiếp tục có phản xạ mút, các mẹ sẽ thấy trẻ sẽ thích ngậm nắm tay và ngón tay nhiều hơn. Đây cũng là một trong những hành động mang lại cảm giác thoải mái cho trẻ.
Ở giai đoạn 2 tháng tuổi trẻ chưa thể phối hợp với để chơi với vật dụng đồ chơi khác. Nhưng, bé có thể dụng chạm và với đến những đồ chơi màu sắc sặc sỡ được treo ở phía trước. Hay một số trẻ khác có xu hướng giữ chặt đồ chơi trong tay, mà các mẹ đưa trong một thời gian ngắn.
1.2 Trẻ 2 tháng tuổi phát triển thị giác
Giai đoạn trẻ 2 tháng tuổi đã có thể nhìn thấy mọi vật trong khoảng cách tầm khoảng 46cm. Tuy nhiên, các mẹ vẫn phải đến gần trẻ thì trẻ mới có thể thấy rõ khuôn mặt của mẹ hơn. Thính giác của trẻ 2 tháng tuổi cũng được cải thiện rõ rệt, đặc biệt trẻ thích giọng nói cả mẹ và cảm thấy thoải mái hơn.
Trẻ có thể nhận biết được 2 màu trắng và đen, nếu lựa chọn đồ chơi cho trẻ nên tìm đến những loại đồ chơi có màu sắc đậm và sặc sỡ sẽ phát triển tốt vùng thị giác của trẻ tốt hơn. Các mẹ có thể cho trẻ nghe thêm những bản nhạc phù hợp với trẻ ở giai đoạn 2 tháng tuổi.
1.3 Giấc ngủ của trẻ 2 tháng tuổi cũng được thay đổi
Giai đoạn trẻ 2 tháng tuổi có thể ngủ 15 – 16 giờ/ ngày, trẻ chưa có thói quen ngủ suốt đêm. Trẻ còn ở giai đoạn đầu đang bú sữa mẹ, vì vậy trẻ thường thức dậy để bú sau 3 giờ đồng hồ, có thể ngắn hơn, hoặc lâu hơn.
Nhận biết trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì, cũng là một trong các chìa khóa giúp mẹ chăm sóc con tốt hơn. Vậy làm sao để chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi mỗi ngày sao cho khoa học và hợp lý để giúp trẻ phát triển tốt, cũng như có được sức đề kháng tốt hơn? Mẹ hãy tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây nhé.
2. Cách giúp trẻ 2 tháng tuổi phát triển tốt hơn
2 tháng tuổi, bé chủ yếu bú sữa mẹ, do đó mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng của bản thân, để đảm bảo nguồn thức ăn đủ chất cho bé.
Mẹ cũng lưu ý về giấc ngủ của bé. Nếu trước đó mẹ chưa luyện tập được cho con làm quen với ánh sáng & giấc ngủ ban ngày hay ban đêm, thì ở thời điểm này mẹ cần tập luyện tích cực cho bé. Nếu ban ngày không gian ngủ của bé sáng hơn, thì ban đêm, mẹ cần điều tiết ánh sáng sao cho phù hợp. Cũng như, môi trường chung quanh bé phải thoáng đãng vào ban ngày, kín gió vào ban đêm và giữ yên lặng, tránh tiếng ồn để chất lượng giấc ngủ của bé được đảm bảo hơn.
2 tháng tuổi, mẹ cũng nên giao tiếp với trẻ nhiều hơn. Khi các mẹ nói chuyện với trẻ , hãy dành thời gian để trẻ đáp lại những gì mà mình đang nói bằng ánh mắt hoặc những từ ê; a. Nếu các bậc phụ huynh dành thời gian cho trẻ trả lời thì trẻ sẽ học và bắt chước cách nói chuyện sớm hơn.
Theo Miriam Stoppard, chuyên gia chăm sóc trẻ thì mẹ có thể bắt đầu bằng việc bình luận những gì mình đang làm như là: "Bây giờ mẹ sẽ mặc áo khoác cho con nhé!”,… Cha mẹ nên nói chuyện nhiều với trẻ vì điều đó sẽ giúp cho trẻ phát triển khả năng nghe nói, trò chuyện tốt hơn sau này.
Bên cạnh đó, giai đoạn này các mẹ có thể giới thiệu cho trẻ với những bài tập thể dục nhẹ nhàng. Trẻ sẽ cố gắng chạm vào các đồ chơi treo trước mặt. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên tập cho trẻ khoảng 5 – 10 phút, khi bé khóc nên dừng lại. Các mẹ có thể áp dụng thử khoảng một đến hai tuần để xem có đem lại kết quả hay không.
Trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì thực chất về cơ bản đã là một đề tài rất thú vị, bởi ở giai đoạn 2 tháng tuổi, bé cũng đã có nhiều thay đổi khác biệt so với giai đoạn trước đó. Sự thay đổi này mẹ đều có thể nhận diện rõ ràng, khi dành thời gian quan sát bé kỹ lưỡng. Yeutre.vn hy vọng rằng, ngoài những thông tin liên quan hữu ích đã đề cập, mẹ còn thu nhận thêm được nhiều điều bất ngờ hơn nữa từ bé 2 tháng tuổi nhà mình, trong quá trình chắm sóc bé.
Tuyết Nguyễn tổng hợp