Bé 2 tháng tuổi biết làm gì và những điều bé có thể cảm nhận

Bé 2 tháng tuổi biết làm gì cũng là điều chúng ta nên tìm hiểu, dù ở thời điểm này con hãy còn rất nhỏ. 2 tháng tuổi cũng là giai đoạn rất quan trọng, những giác quan của bé cưng gần như đã nhận thức được các tác động xung quanh. Điều này được con thể hiện cụ thể qua âm thanh, cử chỉ, từng chi tiết vận động.

banner ads

Ở mỗi giai đoạn, khi bố mẹ biết rõ con cảm nhận được gì, phát triển ra sao, con có thể biết làm những gì,...không chỉ mang lại niềm vui, mà còn giúp bố mẹ chăm con sóc con được tốt hơn, chu đáo hơn. Bé 2 tháng tuổi cũng như ở các giai đoạn khác, đều có những điểm đáng lưu ý trong sự phát triển của mình. 

1. Bé 2 tháng tuổi biết làm gì?

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi vẫn còn ẵm ngửa trên tay và nhiều mẹ cho rằng con chưa biết gì. Thực tế, bé đã biết được nhiều lắm rồi đấy mẹ ạ. Con yêu của bạn ở độ tuổi này, đã có thể làm được những điều sau:

  • Con đã biết thể hiện sự mong đợi, sự hài lòng và không hài lòng. Bé đã biết giao tiếp, mặc dù chưa thể nói chuyện nhưng lại có thể nghe được những gì bố mẹ nói và đôi khi con sẽ trả lời lại bằng những từ “ê a, ú ớ”. Bắt đầu chú ý đến gương mặt của mọi người và vui cười nhiều hơn với người khác.
Bắt đầu chú ý đến gương mặt của mọi người và vui cười nhiều hơn
Bé 2 tháng tuổi thể hiện nhiều cảm xúc hơn trước rất rõ rệt, bắt đầu chú ý đến gương mặt của mọi người và vui cười nhiều hơn - Ảnh Internet
  • Bắt đầu thể hiện nhiều cảm xúc hơn như buồn chán, khóc, quấy.
  • Bắt đầu biết đến việc ẵm bồng, sự dỗ dành của những giọng nói thân quen của mẹ của bà.
  • Bắt đầu dõi mắt theo những vật chuyển động và nhận ra người ở khoảng cách nhất định.

2. Những điều bé 2 tháng tuổi có thể cảm nhận 

Bé 2 tháng tuổi  bắt đầu biết chú ý đến những sự việc diễn ra xung quanh mình và khả năng kiểm soát cơ thể của bé cũng tốt hơn.

2.1 Tầm nhìn của bé

Lúc này đôi mắt của bé đã mở to, tầm nhìn cũng được xa hơn tháng trước đó. Bé thường thích nhìn chăm chú vào những đồ vật nhỏ treo ở gần mặt và có phản xạ đưa tay ra để với lấy những đồ chơi này.

banner ads

Bé cũng có thể nhận biết được hai màu sắc cơ bản đó là trắng và đen. Để bé yêu phát triển thị giác , các mẹ có thể bắt đầu chọn cho con những loại đồ chơi nhiều màu sắc. Ngoài ra, các mẹ cũng nên chú ý đến những món đồ chơi dễ cầm nắm và phát ra nhiều thứ âm thanh khác nhau, để mua về cho con chơi, nhằm hấp dẫn sự chú ý của con, giúp con luyện tập thính giác tốt hơn.

Tầm nhìn của bé 2 tháng tuổi đã tốt hơn trước rất nhiều
Tầm nhìn của bé 2 tháng tuổi cũng được xa hơn so với khi mới chào đời - Ảnh Internet

2.2 Thính giác

Ở giai đoạn này, cơ quan thính giác của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện, bởi thế bé chỉ nghe được những âm thanh ở gần. Con yêu có thể hướng đầu, quay mặt về phía những ai hỏi chuyện bé. Tháng tuổi thứ 2, bé đặc biệt rất thích thú khi được nghe giọng nói của mẹ hay của những người xung quanh, bé đã biết phản xạ với tiếng nói hoặc âm thanh, sẽ lắng nghe chăm chú và có thể phản ứng đáp lại.

2.3 Hoạt động của bé

Không giống như giai đoạn trước, ở tháng thứ 2 bé yêu không còn chịu nằm yên nữa, nhiều bé có thói quen nắm tròn bàn tay lại trong thời gian dài và cũng bé đã xuất hiện  hiện tượng mút tay . Đôi lúc, bé có thể xòe rộng các ngón tay để nắm lấy, nắm chặt một vật gì đó ở gần, thậm chí có thể đó là tóc hay áo của bạn. Bây giờ, nếu mẹ đưa cho con một món đồ nhẹ, bé cũng có thể nhấc hoặc có thể nâng vật đó lên được.

Bé có thể túm lấy vật gì đó gần mình
Bé có thể túm lấy vật gì đó ở gần tầm tay của mình. Ảnh Internet

2.4 Âm thanh

Bé yêu đã biết chóp chép miệng hay phát ra các loại âm thanh chưa rõ nghĩa như “a..a”, “ê..ê”, “ou..ou”,… Bé cũng có sở thích hóng chuyện, đặc biệt chăm chú nhìn những cử động miệng của bạn. Bé thường có xu hướng lặp đi lặp lại những âm thanh quen thuộc như vậy hàng ngày. Ba mẹ hãy nói chuyện nhiều hơn với bé bằng cách kể chuyện, hát cho bé nghe để kích thích khả năng giao tiếp của bé, cũng như làm nền tảng để bé phát triển khả năng ngôn ngữ của mình sau này nhé.

Bé 2 tháng tuổi biết làm gì - hẳn với những chia sẻ trên, bạn có thể thấy rõ hơn những điều con yêu đã có thể làm ở độ tuổi này. Dù với chúng ta, nhận diện sự phát triển hay thay đổi của bé đôi lúc là ít hỏi hay chưa thực sự rõ nét như chúng ta hình dung, song với trẻ, một cử động mới, một âm thanh mới con cảm nhận được, một màu sắc mới con đã nhìn thấy,...tất cả đều là những bước tiến lớn trong sự phát triển của con. Vì vậy, hãy theo dõi kỹ lưỡng sự thay đổi của bé, để thấy bé lớn lên mỗi ngày diệu kỳ như thế nào, cũng như để có những nhận biết, nhờ đó mẹ chăm con tốt hơn , giúp con phát triển tốt hơn, mẹ nhé. 

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI