Trả lời 7 câu hỏi về phù chân khi mang thai mọi bà bầu đều muốn biết

Phù chân khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến và gây ra nhiều biến chứng trong thai kỳ. Làm thế nào để phòng phù chân khi mang thai, phù chân nguy hiểm thế nào?... là một trong những câu hỏi các bà bầu rất quan tâm.

banner ads

1. Nguyên nhân phù chân thai kỳ

phu-chan-thai-ky

Bà bầu phù chân thai kỳ

- Mặc đồ quá chật hay thai quá lớn, chơi các môn thể thao nặng cũng đều là nguyên nhân làm gia tăng áp lực trong ổ bụng hoặc lồng ngực (do làm việc quá nặng).

- Gặp chứng táo bón thai kỳ, ngồi lâu, hay vắt chéo chân, dư thừa cân là nguyên nhân gây phù chân thai kỳ phổ biến ở những phụ nữ làm việc trong văn phòng.

- Mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

- Sự cản trở máu trở về tim do có thai.

- Rối loạn nội tiết tố trong thai kỳ cũng làm tăng chứng phù chân. 

2. Giai đoạn nào thai kỳ dễ bị phù chân?

Chân ở xa trái tim nên máu từ động mạch quay trở lại tim cũng mất thời gian lâu nhất và dễ dẫn tới tích tụ chất lỏng ở phần chân quá mức hay còn gọi là phù chân. Hiện tượng này sẽ thường xảy ra từ tháng 8 thai kỳ.

Do càng về tháng cuối thai kỳ, thai nhi sẽ lớn dần và làm tăng áp lực trong ổ bụng, tạo một sức ép lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được. 

3. Phù chân thai kỳ gây nguy hiểm thế nào?

Phù chân không chỉ khiến bà bầu cảm thấy đau đớn, chân căng cứng, đi lại khó khăn mà nó còn có thể không phục hồi ngay sau sinh nếu bà bầu không chữa trị kịp thời. Theo các bác sĩ, càng đến ngày sinh con, thai phù càng bị phù nhiều hơn và các van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch dưới chân sẽ bị suy giãn ra và không thể hồi phục ngay cả khi sau sinh.

Ngoài ra, nếu bạn có hiện tượng sưng phù kèm theo việc đau đầu, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng thì tình hình trở nên rất nguy hiểm. Vì đây là tín hiệu của tiền sản giật cần phải điều trị gấp.

4. Bà bầu ăn mặn khiến tình trạng phù chân nặng hơn

[caption-1]

Đúng vậy. Ăn mặn chính là một trong những nguyên nhân khiến phù chân lâu giảm và tăng lên. Do muối sẽ làm tăng áp lực lên thận, lưu thông máu kém và khiến tình trạng phù chân trở nên nặng nề.

Ngoài ăn mặn, các loại thực phẩm khó tiêu như gạo nếp, khoai lang, hành tây, khoai tây cũng có nguy cơ gây đầy hơn và khiến máu lưu thông kém. Do đó, bà bầu nên chọn các loại thực phẩm dễ tiêu để cơ thể lưu thông máu huyết tốt, giảm phù chân.

5. Bộ phận nào trên cơ thể dễ bị phù nhất?

Thông thường, sưng phù thai kỳ thường chỉ liên quan tới phần chân do máu ở chân quá xa tim và dễ bị tắc nghẽn, không lưu thông được. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn xảy ra ở đôi bàn tay.

6. Ngủ nằm nghiêng bên trái sẽ cải thiện tình hình tốt

Nằm nghiêng bên trái khi ngủ sẽ giúp bà bầu giảm được phù tê chân cực hiệu quả. Nguyên nhân do khi nằm nghiêng bên trái, thận có thể hoạt động mạnh hơn, loại bỏ nước thừa và nhờ vậy, tình trạng phù chân cũng được giảm. 

Ngoài ra, bà bầu cũng có thể kê gối cao chân khi ngủ để việc phân bố nước đều hơn cho cơ thể, nhờ vậy phần mắt cá chân và bàn chân đỡ bị phù.

7. Những việc bà bầu nên làm để giảm phù nề thai kỳ

- Nên vận động nhẹ nhàng để lưu thông máu huyết toàn bộ cơ thể.

- Không nên đứng quá nhiều khi mang thai ở những tháng cuối vì sẽ gây phù nề nặng. Nếu công việc của bạn cần đứng nhiều hãy xin chuyển sang công việc ngồi nhiều hơn.

- Đi tất dành cho bà bầu cũng sẽ giúp máu lưu thông tốt và không tụ máu ở phần mắt cá chân.

- Cung cấp đủ nguồn đạm cho cơ thể để phòng thiếu sắt.

- Vào ban đêm trước khi đi ngủ có thể ngâm chân nước nóng để thúc đẩy tuần hoàn máu.

- Không để táo bón, không nhịn tiểu vì sẽ khiến tình trạng phù nề nặng hơn.

- Nếu có dấu hiệu bất thường, mệt mỏi, nôn ói, sốt khi phù nề thì tốt nhất cần đi khám bác sĩ ngay.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI