Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý điều gì?

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh chỉ với một mũi duy nhất giúp trẻ phòng ngừa được bệnh lao nguy hiểm. Tuy nhiên, có một số ba mẹ vì không quan tâm, chú ý đến việc tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh, dẫn đến trẻ không được tiêm hoặc tiêm muộn, để lại những hậu quả nặng nề nếu chẳng may bé mắc bệnh.

banner ads

Đối với trẻ sơ sinh, bệnh lao có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và cả tính mạng của trẻ. Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh chính là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Và liên quan đến việc tiêm phòng lao cho con, ba mẹ hãy lưu ý những điều cần biết như dưới đây nhé.

tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh
Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh trong vòng 1 tháng sau sinh - Ảnh Internet

1. Thời điểm tiêm phòng lao

Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh là trong vòng 1 tháng sau sinh, vào tuần thứ hai hay thứ ba sau sinh là tốt nhất. Ba mẹ có thể đưa trẻ đến trung tâm Y tế, trạm xá ở phường/ xã mà mình sinh sống để tiêm ngừa lao miễn phí cho con.

Ngoài ra, ở các bệnh viện cũng có tiêm chủng dịch vụ cho các bé, ba mẹ cũng có thể đến đây để tiêm phòng lao theo mũi tiêm dịch vụ cho trẻ.

2. Sưng tấy, mưng mủ tại vị trí tiêm sau khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

Việc vết tiêm của trẻ bị sưng tấy, mưng mủ sau khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh là điều khiến ba mẹ rất lo lắng. Tuy nhiên đây là phản ứng bình thường của cơ thể bé với vắc xin nên ba mẹ hãy yên tâm nhé.

Sau khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh xong, ba mẹ theo dõi vị trí tiêm từ 2 đến 4 tuần, vết tiêm này sẽ sưng tấy mưng mủ rồi tự khô, để lại sẹo đường kính từ 2 đến 3mm. Sẹo này chính là bằng chứng cho việc bé đã tiêm phòng lao và đã nhận được miễn dịch.

tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh
Mưng mủ ở vết tiêm là phản ứng bình thường của cơ thể với vắc xin lao - Ảnh Internet

Cũng có một số ít trường hợp vết tiêm mưng mủ kéo dài 2- 4 tháng nhưng bé không sốt và vẫn phát triển bình thường thì ba mẹ vẫn cứ yên tâm chăm sóc bé kỹ lưỡng. Tuy nhiên, có một số trường hợp nhân viên y tế thao tác không đúng cách hoặc liều lượng tiêm quá nhiều khiến bé bị sưng to mưng mủ ở nách. Nếu gặp trường hợp này, ba mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được theo dõi thêm.

3. Những trường hợp không được tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

Việc tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh sớm là việc làm rất cần thiết, tuy nhiên có một số trường hợp trẻ sẽ không được tiêm lao vì điều kiện sức khỏe hiện tại của trẻ không cho phép. Sau đây là những trường hợp không được tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh ba mẹ cần nắm rõ:

  • Trẻ sinh non, nhẹ cân
  • Trẻ mắc các bệnh về da đang lan rộng và phát triển.
  • Trẻ đang sốt cao.
  • Trẻ đang bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp.
  • Trẻ suy giảm hệ miễn dịch nặng

4. Những lưu ý khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

Ba mẹ nên lưu ý những điều sau đây trước khi tiêm phòng cho con để đảm bảo an toàn cho trẻ nhé:

  • Kiểm tra, trao đổi với bác sĩ về tình hình sức khoẻ của bé.
  • Nên tư vấn bác sĩ khoảng thời gian thích hợp để có thể tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh nhẹ cân, thiếu tháng.
  • Trước khi tiêm phòng không nên cho trẻ bú sữa mẹ quá no phòng ngừa bé bị sặc khi tiêm. 
tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh
Hãy bảo vệ sức khỏe của bé bằng cách tiêm phòng đầy đủ - Ảnh Internet
  • Nên mặc quần áo rộng rải thoái mái để nhân viên y tế dễ dàng thao tác.
  • Theo dõi tình hình của bé sau khi tiêm phòng ít nhất 30 phút tại cơ sở y tế. Và theo dõi thêm tại nhà kỹ lưỡng từ 2 đến 3 ngày sau tiêm.
  • Khi phát hiện bé có dấu hiệu như bỏ bú, quấy khóc lâu, tím tái, khó thở, sốt co giật ,...thì ba mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở Y tế gần nhất để kịp thời xử lý.

Yeutre.vn hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ba mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích về việc tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh. Hiện nay, vắc xin là biện pháp phòng ngừa nhiều bệnh hiệu quả nhất trong đó có bệnh lao, vì vậy ba mẹ hãy cho trẻ được đi tiêm phòng đầy đủ nhé.

Thanh Ngân tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI