Tiêm phòng cúm cho bà bầu có cần thiết không?

Tiêm phòng cúm cho bà bầu có cần thiết không chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều gia đình. Chúng ta cần biết rằng, việc bà bầu bị nhiễm bệnh cúm kéo dài trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ có khả năng khiến thai nhi mắc phải các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch và nhiều bệnh nghiêm trọng khác. Do đó, việc tiêm phòng cúm là vô cùng quan trọng để đảm bảo cho thai nhi được khỏe mạnh và an toàn trong suốt thai kỳ.

banner ads
bà bầu tiêm phòng bệnh cúm
Bà bầu nên tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm để đảm bào an toàn cho thai nhi - Ảnh Internet

Để hiểu rõ hơn về những tác hại khôn lường của bệnh cúm đối với sự phát triển của thai nhi, cũng như việc tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm cần phải được diễn ra trong những thời điểm nào, phải làm thế nào mới phòng tránh được nguy cơ bị lây nhiễm vi rút cúm, các mẹ hãy tham khảo nội dung chi tiết dưới đây nhé!

1. Tại sao phải tiêm phòng cúm cho bà bầu?

Cúm là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm cho bà bầu do vi rút Influenzae gây ra ở đường hô hấp. Loại vi rút này thường có rất nhiều tuýp, trong đó vi rút ở tuýp A và B là hai loại có khả năng biến đổi hàng năm và có nguy cơ phát triển thành đại dịch trên phạm vi toàn cầu như dịch cúm A (H1N1), A(H5N1), A(H7N9), vv…

Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ giảm hẳn các chức năng miễn dịch. Do đó, nếu tiếp xúc với người đang bị bệnh cúm, mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Có thể mẹ chưa biết, sau khi xâm nhập vào cơ thể các vi rút này sẽ đi qua nhau thai và thấm vào máu, gây rối loạn sắp xếp tổ chức và các nhiễm sắc thể. Từ đó gây ra các dị tật như sứt môi, hở hàm ếch, não tụ huyết, không có não hoặc dị dạng đầu nhỏ, thai nhi mắc bệnh tim bẩm sinh, vv…

trẻ sơ sinh bị hở hàm ếch
Thai nhi có nguy cơ bị hở hàm ếch nếu mẹ bầu bị nhiễm vi rút cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ - Ảnh Internet

Trường hợp bà bầu bị nhiễm vi rút cúm trong các tháng cuối thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ thai lưu hoặc sinh non, vô cùng nguy hiểm. Đó cũng chính là lí do mà vì sao các bác sĩ thường khuyến cáo bà bầu nên tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm, để bảo vệ an toàn tuyệt đối cho thai nhi.

2. Thời điểm nào bà bầu nên tiêm phòng cúm?

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm trước khi có ý định mang thai. Sau khi tiêm phòng, các vắc-xin này sẽ kích thích cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại những vi rút gây bệnh. Tuy nhiên, phải sau khoảng 2 - 3 tuần thì vắc-xin này mới phát huy tác dụng. Đối với phụ nữ đang mang thai, việc tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm cũng cần được diễn ra từ 2-3 tuần trước khi bước vào mùa cúm (từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau) để hạn chế đến mức thấp nhất những nguy hiểm có thể xảy ra với thai nhi. Bên cạnh đó, việc tiêm vắc-xin phòng cúm phải được nhắc lại vào mỗi năm để đảm bảo an toàn.

banner ads
tiêm vắc xin phòng cúm
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên tiêm phòng cúm để đảm bảo an toàn khi mang thai - Ảnh Internet

3. Bà bầu nên chủ động phòng ngừa vi rút cúm để bảo vệ cho con

Sau khi tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm, bà bầu cũng nên chủ động phòng tránh nguy cơ lây nhiễm loại vi rút này bằng cách, rửa tay thường xuyên với xà phòng để kháng khuẩn, hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh cảm cúm để bảo vệ an toàn tuyệt đối cho thai nhi.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa và các loại trái cây giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên uống nhiều nước mỗi ngày và thường xuyên súc miệng bằng nước muối để diệt khuẩn, còn phòng tránh được nguy cơ viêm họng.

thực phẩm giàu vitamin C
Bà bầu nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng - Ảnh Internet

Trong lúc ngủ, bà bầu nên hạn chế xoay quạt thẳng vào mặt, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá và tuyệt đối không sử dụng các loại thức uống có cồn để tránh làm ảnh hưởng tới thai nhi.

Tiêm phòng cúm cho bà bầu là một trong những việc vô cùng cần thiết, để bảo vệ cho thai nhi trước những nguy cơ gây hại từ bên ngoài. Nếu mẹ bầu nào có thai kỳ trùng khớp với mùa cúm từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau thì nên chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho em bé trong bụng. Ngoài ra, các mẹ cũng nên chủ động phòng tránh căn bệnh này bằng cách vệ sinh cá nhân thật kỹ và ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm, kết hợp với các loại trái cây giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Chúc sức khỏe tới bé và mẹ!

Ái Quê tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI