1. Tiêm phòng là gì?
Tiêm phòng là một biện pháp phòng bệnh hiệu quả được thực hiện bằng cách tiêm vắc-xin trực tiếp vào cơ thể người chưa từng bị nhiễm bệnh và có hệ miễn dịch nguyên vẹn. Việc tiêm vắc-xin nhằm mục đích kích thích cơ thể sản sinh ra các kháng thể, để tiêu diệt những vi sinh vật vừa mới được tiêm vào, trước khi chúng tấn công và gây hại cho cơ thể.
Các loại vắc-xin này không chỉ bảo vệ cho mẹ, mà còn có tác dụng ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với thai nhi, trong suốt thai kỳ. Chẳng hạn như, khi mẹ tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm sẽ giúp thai nhi tránh được nguy cơ bị dị tật bẩm sinh. Khi mẹ tiêm phòng vắc-xin ngừa bệnh uốn ván, sẽ giúp thai nhi tránh được nguy cơ chết lưu trong bụng mẹ, vv...
2. Tiêm phòng cho phụ nữ trước khi mang thai cụ thể như thế nào?
Để đảm bảo cho thai nhi được hình thành và phát triển khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên xây dựng một kế hoạch có con cụ thể. Theo đó, các mẹ nên tiêm phòng Rubella ít nhất 3 tháng trước khi có thai. Có thể mẹ không lưu ý, nhưng nếu bị nhiễm bệnh Rubella trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ, sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc gây dị tật bẩm sinh cho bé vô cùng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai để ngăn chặn nguy cơ phát triển thành ung thư. Căn bệnh này vô cùng nguy hiểm vì nó có thể lây nhiễm và gây hại cho bé. Tuy nhiên, nếu chưa kịp tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai, các mẹ vẫn có thể thực hiện được trong các giai đoạn của thai kỳ.
Ngoài ra các mẹ còn nên tiêm phòng thủy đậu, muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu. Trên thực tế, có khoảng 2% trường hợp thai nhi bị dị tật, dị dạng, liệt chân cả chân và tay, nếu mẹ mắc bệnh thủy đậu trong 5 tháng đầu thai kỳ. Hơn nữa, người mẹ còn có thể truyền virus này sang cho con trong lúc sinh nở. Đó là lí do vì sao các bác sĩ thường khuyên phụ nữ nên tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai, để bảo vệ cho con.
3. Bà bầu đang trong thai kỳ nên tiêm phòng những gì?
Bà bầu trong thai kỳ cần phải tiêm phòng uốn ván và bệnh cúm. Đây là hai loại bệnh có khả năng đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của thai nhi, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Để ngăn chặn sự tấn công của các loại vi rút này, mẹ bầu nêm tiêm vắc-xin phòng bệnh ngay trong thai kỳ để bảo vệ cho con.
Đối với bệnh uốn ván: Sau khi bị vi khuẩn Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể thông qua da, thai phụ sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh uốn ván. Loại vi khuẩn này sẽ nhanh chóng thấm vào máu và tấn công hệ thần kinh của thai phụ, gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho thai nhi như sảy thai hoặc thai lưu.
Đối với bệnh cúm: Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm ngay trước khi bước vào thai kỳ. Cúm là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, hơn nữa lại có nguy cơ biến đổi hàng năm và nhanh chóng phát triển thành đại dịch trên phạm vi toàn cầu như cúm A(H1N1), A(H5N1), A(H7N9), vv... Nếu chưa kịp tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm trước khi mang thai, mẹ bầu có thể tiêm tiếp sau khi bước vào thai kỳ.
4. Lịch tiêm phòng cho bà bầu trong thời gian mang thai
4.1 Thời gian tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
Bà bầu đang trong thai kỳ nên tiêm phòng uốn ván để tránh tình trạng thai lưu hoặc sinh non. Loại tiêm phòng này sẽ bao gồm hai mũi, mỗi mũi cách nhau 4 tuần. Thời gian lí tưởng để mẹ bầu tiêm phòng uốn ván là ở tuần 22 đến tuần 26 của thai kỳ. Theo đó nếu mẹ bầu tiêm mũi đầu tiên ở tuần 22 thì mũi thứ 2 sẽ được tiêm lại ở tuần thứ 26.
4.2 Thời gian tiêm phòng cúm cho bà bầu
Nếu mẹ bầu có 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ nằm trong “mùa cúm” từ tháng 10 cho tới tháng 2 năm sau thì nên tiêm phòng bệnh cúm để bảo vệ tuyệt đối cho thai nhi trước những nguy cơ gây hại từ căn bệnh này. Theo đó, bà bầu nên tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm ít nhất một tuần trước khi mùa cúm diễn ra.
5. Bà bầu cần phải lưu ý những gì trước khi tiêm phòng?
Chị em cần phải tránh thai an toàn trong thời gian quy định của từng loại vắc xin. Nếu như bị vỡ kế hoạch thì chị em nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
Đối với trường hợp mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai, có nguy cơ sinh non cao thì nên tiêm phòng uốn ván sớm hơn dự kiến. Đồng thời, các mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trong việc tiêm thuốc hỗ trợ phổi cho thai nhi.
Nếu các mẹ đang bị sốt cao hay mắc phải các bệnh về khớp và thận, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm phòng, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên theo dõi những thay đổi đang xảy ra trong cơ thể mình từ 24 đến 48 giờ sau khi tiêm phòng.
Tiêm phòng cho bà bầu có vai trò quan trọng như thế nào, đến đây chắc chắn các mẹ đã biết rồi phải không? Việc tiêm phòng rubella, viêm gan B, thủy đậu, cúm hay uốn ván đều vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và an toàn của thai nhi trong bụng mẹ. Đó cũng chính là lí do vì sao mà các bác sĩ thường khuyên phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, nên lưu tâm và lên kế hoạch tiêm phòng trước khi mang bầu.
Ái Quê tổng hợp