1. Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi nên áp dụng khi nào?
Theo các chuyên gia thì tốt nhất mẹ nên cho con ăn bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng. Tùy vào thể trạng mỗi bé mà quá trình ăn dặm sẽ chênh lệch nhau một ít thời gian. Khi con đã bú no sữa nhưng vẫn khóc và đòi bú thêm thì mẹ nên suy nghĩ đến việc bổ sung thực đơn ăn dặm cho con. Tuy nhiên ở thực tế, có rất nhiều mẹ đã cho bé ăn dặm từ 5 tháng với nhiều lý do khác nhau.
Ở một số trẻ 5 tháng, xuất hiện những giấc ngủ trở nên thất thường, khác với các biểu hiện như trước đây bé ngủ một mạch đến sáng, nhưng bây giờ lại thức dậy đòi bú hoặc ngủ không yên, cảm thấy khó ngủ. Lúc này, có thể lượng sữa cung cấp cho bé không đủ, và con cần một chế độ ăn uống được bổ sung nếu trường hợp sữa mẹ không đủ và bé cũng không tiếp nhận sữa công thức.
Bên cạnh đó, một số mẹ cũng khá sốt ruột, quan sát con khi thấy người lớn ăn một món gì đó bé cảm thấy muốn ăn và đưa tay với tới thì chắc chắn con đã chuẩn bị tinh thần bước vào thời kì ăn dặm. Đây cũng là một trong những biểu hiện rất phổ biến ở trẻ 5 tháng tuổi khiến các mẹ quyết định cho con ăn dặm sơm.
2. Các loại rau củ quả được sử dụng trong thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi
Có một thực tế không thể phủ nhận là hiện trạng các mẹ cho ăn dặm sớm ở độ tuổi 5 tháng khá phổ biến. Theo WHO và cụ thể hơn là các chuyên gia dinh dưỡng chăm sóc trẻ em, đều khích lệ độ tuổi ăn dặm của trẻ nên bắt đầu từ 6 tháng, nhưng cho đến nay vẫn phải chấp nhận hiện trạng trẻ ăn dặm sớm từ 5 tháng tuổi. Để hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra với bé khi ăn dặm sớm, chế độ ăn của trẻ 5 tháng cần phải được mẹ cân nhắc kỹ. Ở thời gian này, một số loại củ quả có thể chế biến cho bé dùng như dưới đây.
2.1 Các loại rau củ
Rau củ, quả là một trong những thực phẩm cần thiết trong thực đơn ăn dặm của con. Những loại thực phẩm này ngoài việc là khởi đầu cho bé tập làm quen thức ăn thuận lợi, còn bổ sung một lượng chất xơ nhất định giúp bé tránh được táo bón và hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của bé. Đối với rau củ, quả thì trong thực đơn của trẻ 5 tháng tuổi mẹ có thể sử dụng khoai lang, khoai tây, cà rốt, củ cải trắng, sau đó là bông cải xanh, bí xanh, quả lê, quả táo… Để mang đến cho con một bữa ăn đúng cách thì mẹ nên chế biến như sau:
- Đối với khoai lang, mẹ phải lựa chọn những củ không mọc mầm, còn tươi xanh. Sau đó rửa sạch và đem luộc chín hay hấp chín bỏ qua rây rây nhuyễn mịn, thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức tạo độ lỏng phù hợp cho bé dùng.
- Đậu Hà Lan mẹ chỉ cần hấp 5 phút, bí xanh cần hấp khoảng 12 phút. Cà rốt khó chín mềm vì vậy thời gian đun sôi mất chừng 20 phút. Sau khi những loại rau củ trên đây mềm thì mẹ để nguội bớt thì đem nghiền bằng rây nhuyễn mịn, thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức cho lỏng ra rồi cho con ăn. Nhiều mẹ dùng máy xay sinh tố để xay, song khi dùng máy xay, mùi vị của thức ăn thường không còn giữ được nguyên vị. Do đó, mẹ muốn xay thì cần để thực phẩm làm chín nguội hẳn rồi hãy xay nhé.
- Đối với những loại rau củ khác thì mẹ vẫn chế biến tương tự. Khi nấu chín mẹ nên lưu ý loại nào chín trước cho sau cùng, bởi nếu sôi quá lâu sẽ làm lượng vitamin mất đi.
2.2 Các loại hoa quả
Trong giai đoạn 5 tháng tuổi không phải loại hoa quả nào cũng có thể sử dụng được trong thực đơn ăn dặm của con. Mẹ chỉ nên lựa những loại mềm, giàu chất dinh dưỡng như táo, lê, bơ, chuối…
Mỗi loại hoa quả sẽ có một cách sơ chế khác nhau và mẹ cần lưu ý kỹ càng nhé.
- Đối với lê sau khi làm sạch và gọt vỏ, đem hấp 6 đến 8 phút cho mềm rồi đợi nguội, rây nhuyễn mon cho con ăn.
- Với táo thì mẹ cũng làm tương tự như trên nhưng chú ý đến thời gian hấp chín táo.
- Với chuối mẹ dùng thìa nạo nhuyễn và cho con ăn trực tiếp.
3. Những chú ý trong thực đơn ăn dặm 5 tháng tuổi
Chuyển sang giai đoạn ăn dặm là thời kì khó khăn cho cả mẹ lẫn bé. Một số bà mẹ không biết nên nấu gì cho con để nạp đầy đủ dưỡng chất nhất. Để con dễ dàng hấp thu lượng thực phẩm mới thì cách tốt nhất là bắt đầu từ từ. Mẹ có thể cho con dùng một bữa ăn dặm một ngày, chế biến lỏng để xem thái độ của bé tiếp nhận như thế nào. Tiếp theo chuyển sang cho bé dùng hai hoặc ba bữa ăn dặm một ngày tùy theo nhu cầu của con nhưng giảm lượng.
Trong giai đoạn ăn dặm, bé bú sữa mẹ ít hơn so với thời gian trước đây nhưng mẹ hãy luôn nhớ rằng, sữa mẹ vẫn là thức ăn chính cho con đến hết 12 tháng tuổi.
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi cần được nghiên cứu kỹ sao cho thật phù hợp, để giúp bé tiếp nhận được nhưng cũng chỉ nên dừng lại ở việc tập làm quen. Mẹ không ép bé ăn nhiều lượng hay nhiều bữa vì sữa mẹ vẫn là thực phẩm chính quan trọng cho con trong giai đoạn này. Hy vọng qua bài viết, các mẹ muốn cho con ăn dặm sớm từ 5 tháng, xây dựng được thực đơn phù hợp, để không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Tuyết Nguyễn tổng hợp