Nói về thủ tục cúng ông Táo, có thể chia thành các phần tách biệt để công việc chuẩn bị của chị em nội trợ diễn ra suôn sẻ và không gặp áp lực. Theo truyền thống, để thực hiện đúng việc cúng ông Táo, chị em cần biết chính xác ngày giờ để cúng, nghi lễ, chuẩn bị mâm cúng, bài khấn và những việc cần làm sau nghi lễ cúng. Và để nghi lễ cúng được trọn vẹn về ý nghĩa, chị em cũng nên biết ý nghĩa của việc cúng ông Táo, cũng như tránh những sai lầm phổ biến, để việc tiến hành nghi lễ cúng được trọn vẹn hơn.
1. Ý nghĩa của việc cúng ông Táo
Cúng ông Táo là phong tục cổ truyền của người Việt, tồn tại từ lâu đời. Việc tin vào Táo quân như vị thần bảo vệ gia đình đã trở thành tín ngưỡng - một nét đẹp mang tính nhân văn và được duy trì qua nhiều thế hệ. Người xưa tin rằng, Táo quân giữ bình yên cho gia đình, ngăn cản ma quỷ xâm phạm phá quấy gia can, cũng như là người biết rõ nhất về các việc làm phúc đức hay không của gia chủ. Mọi việc này ông Táo đều sẽ trình tâu Ngọc Hoàng mỗi năm về trầu, nên việc luôn coi trọng vị thần rất gần gũi với gia đình bằng lòng thành kính của mình là một nghĩa cử đẹp, thái độ đẹp trong niềm tin và cuộc sống.
2. Tại sao nên thực hiện nghi lễ cúng ông Táo
Người xưa cho rằng thực hiện nghi lễ cúng ông Táo trước hết là để tiễn thần về trầu, sau là vì niềm tin tín ngưỡng thờ thần vẫn tồn tại trong dân gian. Kế đến, việc thực hiện nghi lễ ông Táo còn thể hiện lòng thành kính của gia chủ với vị thần cai quản chuyện gia đình để tiếp tục được thần hộ phù, giữ gìn sự bình yên ấm cúng của gia đính trong những năm tiếp theo.
3. Thủ tục cúng ông Táo
3.1 Ngày và giờ cúng ông Táo
Nói về thủ tục cúng ông Táo, trước hết là phải đề cập đến ngày và giờ. Chúng ta thường nghe nói về ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Táo về trời nhưng không phải ai cũng biết chính xác là thời điểm nào thì nên tiến hành nghi lễ cũng và thời điểm nào thì không nên.
Thông thường theo phong tục giờ cúng ông Táo tốt nhất được cho là sáng, trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, theo thời gian, cuộc sống tác động cũng có nhiều thay đổi nên giờ cúng ông Táo linh động hơn, miễn là được tiến hành trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, các gia đình có thể chọn ngày phù hợp trước ngày 23 tháng Chạp để cúng hoặc chỉ cần trước 12h ngày 23 tháng Chạp là được. Sau 12h ngày 23 tháng Chạp thì việc cúng ông Táo sẽ không còn ý nghĩa nữa vì sau giờ này, ông Táo đã về trầu.
3.2 Nghi lễ cúng
Việc chuẩn bị và tiến hành nghi lễ cúng ông Táo cũng khá đơn giản. Sau khi chọn được giờ tốt, chị em dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ hoặc nơi để làm lễ cúng, chuẩn bị mâm cỗ cúng bao gồm cả lễ cúng, vị trí để mâm cỗ hay để thực hiện nghi lễ cúng, bài khấn, nhang đèn. Khi đã chuẩn bị bày biện xong, đến giờ cúng thì người trụ cột hoặc lớn tuổi nhất trong gia đình có thể bắt đầu nghi thức cúng vái và khấn. Suốt quá trình diễn ra nghi lễ này phải bảo đảm trang nghiêm và thật thành kính.
3.3 Lễ vật và Mâm cỗ cúng
3.3.1 Lễ vật cúng
Trong thủ tục cúng ông Táo bắt buộc phải có mũ ông Công. Theo truyền thống xưa phải có đủ bộ ba cỗ tức 3 mũ gồm 2 mũ cho ông Công và ông Táo và 1 mũ của Táo bà. Tuy nhiên ngày nay lễ vật cúng đã giản lược, chỉ cần dùng 1 mũ ông Công là được.
Ngoài lễ vật quan trọng trên, tùy theo gia chủ có thể chuẩn bị thêm 3 bộ quần áo, 3 đôi hài (hia), tiền âm phủ và bài vị cũ. Các lễ vật này sẽ được đốt đi.
3.3.2 Cá chép
Nhiều người cho rằng lễ vật cúng ông Táo bắt buộc phải có cá chép sống. Tuy nhiên theo truyền thống thực sự việc có cá chép sống hay không không bắt buộc. Do nhiều người ngộ nhận rằng ông Táo cưỡi cá chép thì bắt buộc phải có cá chép sống, sau đó phóng sinh để cá chép hóa rồng, thì ông Táo mới cưỡi bay về trầu được. Theo một số nhà nghiên cứu văn hóa và một số vị tăng ni của Phật giáo, họ cho rằng việc phóng sinh cá chép sống là một nét đẹp trong tín ngưỡng, song điều này không bắt buộc phải thực hiện trong lễ cúng ông Táo về trời. Có một số quan điểm sai khác về cá chép trong ngày cúng ông Táo là dùng cá chép đã nấu chín trong lễ vật cúng - điều này cũng được cho là không phù hợp.
Bên cạnh đó, theo phong tục và văn hóa của từng vùng, lễ vật cá chép sống có thể thay thế ví dụ như nhiều vùng dùng cá chép giấy, cụ thể hơn người miền Nam dùng lễ vật cò bay ngựa chạy bằng giấy, người miền Trung thì dùng ngựa giấy với đủ bộ yên cương. Như vậy, lễ vật cá chép sống nếu có thì tốt, nếu không thì có thể được thay thế bằng vàng mã.
3.3.3 Mâm cỗ cúng
Trong thủ tục cúng ông Táo, chuẩn bị mâm cỗ cúng cũng là vấn đề khiến nhiều chị em nội trợ đau đầu. Vì, mâm cỗ là một phần rất quan trọng trong nghi lễ cúng. Nhiều gia đình vẫn còn nặng tư tưởng mâm cỗ cúng ông Táo phải là mâm cỗ đúng truyền thống hoặc phải thật đầy đủ cầu kỳ thì mới thể hiện được lòng thành. Tuy nhiên, cuộc sống ngày nay đã giản lược rất nhiều, nên mâm cỗ cúng cũng không còn là gánh nặng với các gia đình nữa. Tùy vào điều kiện và mong muốn của gia đình, gia chủ có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng truyền thống, hoặc mâm cỗ cúng theo cách chuẩn bị của người Bắc, người Nam, người Trung,...Việc chi tiết của mâm cỗ hay số lượng món ăn,...không ảnh hưởng đến kết quả của lễ nghi phong tục, cũng không quyết định phúc nhiều hay phúc ít.
3.4 Bài khấn trong lễ cúng
Bài khấn là một phần rất quan trọng không thể thiếu trong việc chuẩn bị và tiến hành thủ tục cúng ông Táo. Cho đến hiện tại, bài khấn trong lễ cúng ông Táo được sử dụng phổ biến là bài khấn theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam hoặc bài khấn cũng có nội dung gần tương tự được truyền miệng trong dân gian. Tùy theo ý muốn, mà gia đình có thể chọn sử dụng 1 trong 2 bài khấn này.
3.4.1 Bài khấn theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:...
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
3.4.2 Bài khấn truyền miệng trong dân gian
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!
Tín chủ con là :.............
Ngụ tại :.......................
Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời:
Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.
Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
3.5 Sau nghi lễ cúng
- Khi nghi lễ cúng ông Táo đã xong, gia chủ cần vái lạy thêm một lần hương, để kính thần linh, tổ tiên cho phép dọn mâm cúng hoặc bàn thờ. Chị em để hương tàn và nguội, rồi có thể dọn mâm cúng. Nếu là bàn thờ, sau ngày cúng Táo quân, chị em có thể tháo rửa bàn thờ, dọn dẹp bếp núc sạch sẽ để đón ông bà Táo trở lại và dọn chân hương. Lưu ý bát nhang không nên dọn sạch mà nên để lại ít chân nhang cũ, nên để số lẻ. Về phần tro, không nên bỏ tùy tiện mà tốt nhất nên hóa ra sông suối hoặc ao hồ.
- Trong những ngày sau tiễn ông Táo về trầu đến lễ cúng giao thừa, thì gia chủ không nên thắp hương vì theo quan niệm dân gian, thắp hương trong thời gian không có thần bếp bảo vệ, dễ dẫn âm binh vào nhà. Và cuối cùng, sau khi bàn thờ ông Táo đã dọn xong, đặt bát hương, đèn lại vị trí cũ cẩn thận, chị em cũng cần đặt lại một bài vị mới cho ông Táo.
- Nếu có chuẩn bị cá chép sống trong lễ cúng, chị em cần mang cá chép đi phóng sinh.
4. Những lưu ý quan trọng cần tránh
Trong thủ tục cúng ông Táo và việc chuẩn bị chị em nội trợ cần lưu ý các điểm quan trọng sau:
- Không đặt mâm cúng hay thực hiện nghi lễ cúng ông Táo ở bếp.
- Không thực hiện nghi lễ cúng ông Táo sau 12h ngày 23 tháng Chạp.
- Không chuẩn bị mâm cỗ cúng quá cầu kỳ hoặc quá điều kiện chi tiêu của gia đình.
- Không nhất thiết phải có cá chép sống và phóng sinh.
- Không sử dụng nhiều vàng mã, nhang đèn.
Như vậy, qua những chia sẻ rất chi tiết về thủ tục cúng ông Táo trên đây, hy vọng chị em dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị chu đáo cho ngày tiễn ông Táo về trầu. Bên cạnh đó, chị em cũng không còn cảm thấy áp lực cho bản thân về việc làm quan trọng này nữa. Hãy thực hiện trong khả năng chuẩn bị của mình và gia đình, cũng như luôn đầy sự thành tâm của mình là tốt nhất.
Cát Lâm tổng hợp