Thiếu nước ối - tình trạng bất thường của thai nhi mẹ bầu nhất định phải quan tâm

Thiếu nước ối là một trong những tình trạng bất thường của thai nhi, mà mẹ bầu có thể gặp trong giai đoạn thai kỳ. Nó có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nếu không được khắc phục kịp thời. Để mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng thiếu ối, Yeutre.vn đã tổng hợp những kiến thức cơ bản liên quan, nhằm giúp mẹ bầu có thể phòng ngừa hoặc biết làm thế nào để cải thiện, chúng ta cùng theo dõi nhé.

banner ads
thiếu nước ối
Thiếu nước ối là một trong những tình trạng bất thường có thể xảy ra trong giai đoạn thai kỳ của mẹ bầu. Ảnh Internet

1. Thiếu nước ối là gì?

Nước ối là dưỡng chất mỗi ngày dành cho cơ thể thai nhi. Đây khối chất lỏng bao quanh tạo thành môi trường sống của thai nhi, như một màng đệm bảo vệ thai nhi tránh được những va đập của tử cung và ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào em bé. Bên cạnh đó nước ối còn là môi trường an toàn, ổn định giúp thai nhi phát triển cơ, xương, hoàn thiện dần các bộ phận chức năng trong cơ thể như phổi, hệ tiêu hóa.

Lượng nước ối của mỗi thai phụ có thể khác nhau và nó cũng tăng giảm tùy thuộc vào thời gian mang thai. Khi mới được hình thành, nước ối chỉ khoảng 50ml và tăng dần theo sự phát triển của thai nhi. Đến tuần thai 36, nước ối có thể lên tới 800-1000 ml và có xu hướng giảm dần bắt đầu từ tuần thứ 38 để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Thiếu nước ối là tình trạng thể tích nước ối ít hơn 200 ml hoặc chỉ số nước ối nhỏ hơn hoặc bằng 5 cm.

1.1. Thiếu ối theo từng giai đoạn

Thấp hơn chỉ số nước ối chuẩn sau đây thì là tình trạng thiếu nước ối:

  • Mang thai 4 – 8 tuần: Nước ối chiếm khoảng 50ml
  • Mang thai tuần 20: Nước ối khoảng 350ml
  • Tuần thai 25 – 26: Nước ối có khoảng 670ml
  • Thai nhi 32 – 36 tuần: Nước ối khoảng 800ml
  • Thai 38 tuần: Nước ối khoảng 1.000ml
  • Mang thai 40 – 4 tuần, lượng nước ối bắt đầu giảm chỉ còn khoảng 540 – 600ml. 
Thiếu ối mẹ bầu
Tùy vào từng giai đoạn mang thai mà số lượng nước ối của thai nhi cũng thay đổi. Ảnh Internet

1.2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu nước ối

  • Chiều cao tử cung thường nhỏ hơn so với tuổi thai , số đo thấp và có chiều hướng đi xuống so với đường chuẩn.
  • Chỉ số ối (AFI) của bà bầu, với giai đoạn thai kỳ thứ ba thì AFI nằm trong khoảng 5 – 25 cm, AFI < 5 cm được coi là thấp.
  • Mẹ đang bị rò rỉ nước ối, chỉ số cân đo của bạn thấp so với thời gian mang thai, hoặc bạn không cảm thấy bé đạp nhiều.
  • Kích thước vòng bụng tăng lên chậm, mà các hoạt động của thai nhi ngày càng rõ ràng, thì đây chính là hiện tượng bị thiếu nước ối khi mang thai.
  • Thai cử động yếu. Khi thực hiện 4 thủ thuật của Leopol có cảm giác thấy rõ các phần thai nằm sát dưới bàn tay mà không cảm thấy có nước ối, khó làm động tác di động đầu thai nhi.

1.3. Lợi ích của nước ối 

  • Nước ối là môi trường giàu chất dinh dưỡng, có vai trò quan trọng đối với sự sống còn và phát triển của thai nhi nằm trong bụng mẹ.
  • Ngay từ đầu thai kỳ, nước ối đã có chức năng nuôi dưỡng phôi thai . Sau khi lá nhau được thành lập, nước ối giữ phần biến dưỡng nước và các chất khác bảo đảm cho sự sống còn và phát triển của thai.
  • Nhờ dịch lỏng quan trọng này, phổi của bé con mới phát triển thích hợp, thân nhiệt bé cũng ổn định hơn và thai nhi mới an toàn trước những chấn động ngoài bụng mẹ.
  • Nước ối vào ruột góp phần tạo phân su, vào máu góp phần cân bằng dịch trong cơ thể thai nhi và được lọc một phần tạo thành nước tiểu cho bé.
  • Có chức năng bảo vệ, che chở cho thai tránh những va chạm, sang chấn, đặc biệt là bảo đảm môi trường vô trùng cho bé trong bọc ối.
  • Tạo môi trường cho thai phát triển hài hòa và bình chỉnh về ngôi thai trong ống sinh dục của mẹ trong những tháng cuối thai kỳ, bảo vệ thai nhi khỏi những sang chấn của cơn co tử cung và nhiễm khuẩn.
  • Giúp cho sự xóa mở cổ tử cung được thuận lợi hơn, tính nhờn của nước ối bôi trơn đường sinh dục của mẹ giúp thai nhi dễ được sinh ra hơn .
  • Nước ối giúp cho các cơ quan nội tạng như phổi và thận của bé phát triển hoàn chỉnh, giúp dây rốn của bé hoạt động tốt, không bị khô.
  • Nước ối giúp bé con cử động tự do trong bụng mẹ, cho phép hệ xương phát triển đúng chuẩn.
  • Dựa vào nước ối bác sĩ cũng chuẩn đoán được nhiều bệnh của mẹ và bé trong quá trình mang thai.
tác dụng của nước ối
Nước ối thực sự có nhiều tác dụng cho mẹ và bé, có những thông số để bạn xác định được tình trạng thiếu ối. Ảnh Internet

2. Tác hại của thiếu nước ối với mẹ và bé

  • Thai nhi không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển toàn diện, nên dễ gặp tình trạng trẻ bị dị tật, suy dinh dưỡng, yếu ớt khó nuôi,…
  • Túi ối chật chội gây khuyết tật bẩm sinh, tăng cơ hội sảy thai hoặc thai lưu.
  • Hạn chế tăng trưởng ở bào thai, biến chứng khi chuyển dạ và thậm chí dẫn tới tử vong thai nhi.
  • Thai nhi thường bị lộn đầu, nên khi sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn và đau đớn. Có thể bị sảy thai, với tỷ lệ lên tới 80%.
  • Thiếu nước ối do vỡ ối sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai và tử cung hay hạn chế phát triển hệ hô hấp.

2.1. Thiếu ối 3 tháng đầu

Nếu mẹ bầu bị thiếu ối trong giai đoạn đầu của thai kỳ này thì khả năng sảy thai, sinh non và thai chết lưu có thể xảy ra. Ngoài ra, những trường hợp thai thiếu nước ối trong giai đoạn này thường gặp vấn đề về sự phát triển của phổi.

2.2. Thiếu ối 3 tháng giữa

Cũng giống như 3 tháng đầu khi thiếu nước ối xả ra vào tam cá nguyệt thứ hai thì nguy cơ rất cao là sinh non.

banner ads

2.3. Thiếu ối 3 tháng cuối

Mẹ có thể yên tâm hơn khi thiếu nước ối xảy ra vào thời điểm này vì đa số các trường hợp đều không xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ sức khỏe của cả hai mẹ con và có thể truyền nước để bổ sung dịch ối cho mẹ bầu. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mẹ bầu bị thiếu ối có thể khiến ngôi thai bị ngược khi sinh vì bé không có đủ lượng nước ối cần thiết để xoay đầu xuống dưới.

ít nước ối
Thiếu nước ối khi mang thai có thể khiến cho cả thai nhi và mẹ đều gặp nguy hiểm. Ảnh Internet

3. Nguyên nhân gây thiếu nước ối

  • Thai nhi có vấn đề về hệ tiêu hóa hoặc tiết niệu có thể gây tình trạng thiếu ối ở 3 tháng giữa thai kỳ.
  • Một vết nứt nhỏ trong màng ối của bạn làm cho nước ối bị rò rỉ ra ngoài.
  • Thiếu ối ở 3 tháng cuối thai kỳ thường là do mẹ bị suy dinh dưỡng, cơ thể không cung cấp đủ nước ối cho thai nhi .
  • Khi mang thai màng ối bị rò rỉ, thường xảy ra ở những phụ nữ mang thai quá ngày.
  • Bà bầu uống quá ít nước hoặc không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, lượng nước cần thiết trong quá trình mang thai.
  • Hệ niệu của thai nhi có vấn đề, không thể duy trì cơ chế nuốt nước ối, khiến quá trình tái tạo nước ối bị ảnh hưởng.
  • Nhau thai bất thường, không cung cấp oxy và các dưỡng chất cho thai nhi sẽ dễ dẫn tới tình trạng bị giảm ối ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, sự phát triển của thai nhi.
  • Một số loại thuốc bạn sử dụng trong quá trình mang thai như: Thuốc điều trị huyết áp, thuốc chống viêm,… có thể dẫn tới các tác dụng phụ như bị thiếu ối, cạn ối rất nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi.
  • Nếu thai nhi không có thận hoặc thận không phát triển bình thường hoặc đường tiết niệu bị tắc, em bé sẽ không sản xuất đủ nước tiểu để duy trì lượng nước ối. Thai nhi đang gặp phải tình trạng bị dị tật bẩm sinh.
  • Thai chậm phát triển trong tử cung. Bất thường nhiễm sắc thể hay nhiễm trùng thai.
  • Những nguyên nhân khác: Mang thai hơn 42 tuần, thận của thai nhi có vấn đề, cơ thể bị thiếu nước, một trong 2 bé sinh đôi gặp vấn đề về phát triển,...
nguyên nhân gây thiếu ối
Thiếu nước ối thai kỳ có thể là nguyên nhân từ mẹ hoặc chính thai nhi. Ảnh Internet

4. Cách điều trị khi mẹ bầu bị thiếu nước ối

Cần duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và một chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức dẫn đến mệt mỏi. Uống nhiều nước sẽ giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ nước ối ít, đồng thời cũng giúp cơ thể giảm mệt mỏi khi mang thai. Bác sĩ khuyên mẹ bầu uống nước dừa để bổ sung thêm nước ối và có thể giúp nước ối trong hơn. Đối với cơ thể bà bầu, mỗi ngày nên bổ sung từ 2,5 – 3l nước/ngày.

Bác sĩ có thể chỉ định cho thai phụ được truyền dịch vào túi nước ối để duy trì đủ lượng nước ối cần thiết cho sự phát triển của thai. Trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ có thể đặt một ống thông qua cổ tử cung để bổ sung một lượng dung dịch ổn định nước muối sinh lý ấm vào túi ối, giúp giảm nguy cơ chèn ép lên dây rốn.

Truyền dung dịch đường nhằm khôi phục tuần hoàn tử cung rau. Tuy nhiên cần phải theo dõi mẹ bầu để tránh các biến chứng. Trong trường hợp có kèm thai chậm phát triển trong tử cung thì nên siêu âm tim thai, siêu âm Doppler (AFI, Doppler động mạch não giữa), monitor sản khoa...

4.1. Điều trị theo từng giai đoạn

  • 3 tháng đầu : Có thể chấm dứt thai kỳ một khi phát hiện nguyên nhân từ mẹ hoặc thai nhi sau đó mẹ sẽ được điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan.
  • 3 tháng giữa : Tìm nguyên nhân cụ thể, đặc biệt là bệnh lý bất sản hệ niệu của thai nhi hay đi kèm dị tật bẩm sinh nặng, cần thiết có thể phải kết thúc thai kỳ sớm nếu xác định nguy cơ cao bị dị tật nặng.
  • 3 tháng cuối thai kỳ : Cần nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước hoặc nhập viện truyền dịch để tăng lưu lượng máu đến tử cung. Sinh con vào tuần 37 thai kỳ.

4.2. Tăng nước ối bằng thuốc

Tiêm dịch ối

Phương pháp này nhằm bù lại lượng dịch bị thiếu hoặc rỉ ra bằng kim tiêm chuyên dụng. Thủ thuật này thường được xem như biện pháp tăng nước ối ngắn hạn vì mức nước ối có xu hướng giảm trở lại sau vài tuần.

Tiêm tĩnh mạch

Nếu các biện pháp bù nước không thể làm tăng nước ối thì có thể thực hiện tiêm tĩnh mạch để bổ sung. Khi mức nước ối của bạn trở lại bình thường, bạn có thể lại tự đào thải dịch ra. Liệu pháp tiêm tĩnh mạch sẽ tiếp tục cho đến khi bạn sẵn sàng sinh con.

Sử dụng ống thông

Dung dịch Ringer hoặc dung dịch muối thông thường được truyền vào túi dịch ối bằng ống thông để tăng mức nước ối, nhờ đó, thai nhi có thêm lớp nước giúp vận động thoải mái hơn.

điều trị thiếu ối
Khi mẹ bị thiếu ối cần đến ngay bác sĩ để kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp sớm nhất. Ảnh Internet

5. Cách phòng tránh tình trạng thiếu nước ối cho mẹ bầu

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể, khi mang thai mỗi ngày nên uống tối thiểu 2,5 – 3l nước/ngày. Đây là biện pháp phòng ngừa được tình trạng nước ối ít hay thiếu ối, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Bác sĩ cũng thường khuyên mẹ nên uống nước dừa nếu bị thiếu ối. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung một số thức uống có lợi cho việc cải thiện nước ối như nước mía, cam, ổi, cóc…
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho bữa ăn hàng ngày. Vì những tháng cuối thai kỳ, bé có thể cảm nhận được mùi vị của thức ăn khi nuốt nước ối vào những tháng cuối thai kỳ.
  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế stress, căng thẳng. Khi nằm ngủ mẹ cũng nên nằm nghiêng về phía bên trái để giải phóng hệ thống tuần hoàn ở tử cung giúp quá trình tái tạo nước ối được diễn ra tốt hơn.
  • Hạn chế các thực phẩm có công dụng lợi tiểu như: Nước râu ngô, nước rau má, cà phê, bia, trà bồ công anh, chè đặc, cà phê, bia, rượu… sẽ khiến cơ thể mẹ bầu bị mất nước do mẹ phải đi vệ sinh nhiều. Khi cơ thể thiếu nước, lượng nước ối cũng sẽ giảm theo.
  • Tập thể dục thường xuyên để giúp nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho bà bầu. Các mẹ có thể luyện tập từ 30-45 phút mỗi ngày. Những bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp tăng lượng máu ở bên trong tử cung và nhau thai. Đây cũng là cách tăng chỉ số chất lỏng trong nước ối do thai nhi đi tiểu ra. Các bài tập mẹ có thể tập như đi bộ, bơi lội, aerobics….
  • Đừng bỏ quên các buổi khám thai định kỳ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa, để phát hiện sớm và điều trị kịp thời những điều bất trắc có thể xảy ra trong thai kỳ. Các biện pháp như tiêm nước ối, truyền tĩnh mạch hoặc đặt ống truyền ối… sẽ giúp mẹ cung cấp nước kịp thời cho bào thai, giúp tăng nước ối để bảo vệ thai nhi phát triển khỏe mạnh.
  • Ngưng dùng thuốc ức chế men chuyển angiotensin là thuốc giúp hạ huyết áp. Dù việc uống những loại thuốc này là bình thường, nhưng bạn không nên dùng chúng trong khi mang thai vì có thể làm giảm lượng nước ối mà cơ thể tạo ra.
cải thiện thiếu ối
Phòng tránh thiếu nước ối, mẹ bầu nên uống đủ lượng nước và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. Ảnh Internet

6. Dinh dưỡng cho mẹ bầu bị thiếu nước ối

6.1. Nước uống cần thiết để cải thiện lượng nước ối

6.1.1. Nước khoáng

Trong nước khoáng có chứa các thành phần muối khoáng, Co2 và khoáng chất vi lượng hỗ trợ giải khát, cân bằng các chất trong cơ thể bà bầu. 1L nước khoáng mỗi ngày vừa giúp cơ thể thanh lọc, vừa giúp các bà bầu không lo ngại tình trạng thiếu nước ối. Đây là loại nước rất tốt cho cơ thể mọi người nói chung và mẹ bầu nói riêng.

6.1.2. Nước dừa

Uống nước dừa để bổ sung nước ối cho cơ thể mẹ bầu vì nó có giàu vitamin, dưỡng chất (clorua, kali, magie, đường, muối, và protein) và điện giải giúp cơ thể mẹ bầu luôn khỏe mạnh. Lưu ý khi uống nước dừa bạn nên tránh thời gian 3 tháng đầu thai kì để tránh sảy thai.

Bà bầu sẽ ngăn ngừa được chứng viêm đường tiết niệu và giảm nguy cơ mẹ bầu bị sỏi thận bởi nó giúp tăng tiết nước tiểu. Nên chọn mua dừa về lấy nước uống trực tiếp, mẹ bầu cũng chỉ nên uống nước dừa vào ban ngày, không nên uống vào buổi tối.

6.1.3. Nước mía

Nước mía là thức uống dành cho bà bầu bị thiếu nước ối rất tốt, vì trong nó có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như canxi, sắt, kali, magie,… và rất nhiều các vitamin cùng axit hữu cơ khác. Tuy nhiên, bạn không nên dùng nước này thay hoàn toàn nước lọc, bởi trong nước mía có chứa nhiều đường, nếu lạm dụng uống quá nhiều sẽ làm tăng tỷ lệ bị tiểu đường thai kỳ .

6.1.4. Sữa cho bà bầu

Uống sữa cho bà bầu không những cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, mà nó còn khắc phục được tình trạng bị thiếu nước ối khi mang thai hiệu quả. Các bà bầu nên chọn sản phẩm sữa uy tín, an toàn, phù hợp với mình để dễ hấp thu hơn trong thời gian mang thai. Vì vậy, sữa vừa cung cấp năng lượng cho bà bầu bầu vừa giúp làm tăng nước ối một cách hiệu quả.

Sữa đậu nành có hàm lượng canxi cao giúp hạn chế tình trạng loãng xương ở mẹ bầu, giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở thai nhi. Mẹ bầu nên sử dụng các loại sữa được chiết xuất từ đậu nành hoặc sữa động vật đã qua tiệt trùng sẽ tốt hơn. Tuy nhiên nên uống ở mức độ vừa phải, không được quá 500ml/ngày, để tránh tình trạng bị đầy hơi, khó tiêu và ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ dinh dưỡng của các dưỡng chất khác.

6.1.5. Các loại nước ép

Các loại nước ép trái cây thơm ngon như: Cam, quýt, ổi, cà chua,… có chứa hàm lượng Vitamin, chất xơ và khoáng chất cao, không những tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu, mà nó còn giúp cải thiện lượng nước ối cho bà bầu rất tốt.

6.2. Các loại thực phẩm bổ sung nước ối

  • Trái cây : Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều nước, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Do đó, khi chưa biết thiếu nước ối ăn gì thì hãy bổ sung ngay nhóm thức ăn này vào thực đơn hàng ngày của mình các bầu nhé. Các loại quả nhiều nước bà bầu có thể dùng là nho, dâu, dưa, cà chua, chanh, bưởi, quýt, cam…
  • Rau củ : Đây là nhóm thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cả thai phụ và thai nhi. Việc bổ sung đồ ăn được chế biến từ những thực phẩm này có thể giúp bà bầu cải thiện tình trạng thiếu ối . Những món ăn gợi ý cho bạn là salad, canh, rau củ luộc…
  • Những loại thực phẩm có lượng nước cao như : Dưa chuột (96,7% nước), rau diếp (95,6%), cần tây (95,4%), củ cải (95,3%), ớt xanh (93,9%), súp lơ (92,1%), rau bina (91,4%), bông cải xanh ( 90,7%), cà rốt bao tử (90,4%), dưa hấu (91,5% nước), cà chua (94,5%), khế (91,4%), dâu tây (91,0%), bưởi (90.5%) và dưa vàng (90,2%).
dinh dưỡng mẹ bầu
Mẹ bầu nên bổ sung các loại nước uống, trái cây và thực phẩm giúp cải thiện lượng nước ối của thai nhi. Ảnh Internet

7. Những điều lưu ý về tình trạng thiếu nước ối

  • Thai phụ cần được theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên.
  • Khi phát hiện thiếu nước ối , thai phụ cần đến bệnh viện thường xuyên để bác sĩ theo dõi kích cỡ vòng bụng và lượng nước ối trong tử cung.
  • Trong một số trường hợp, nước ối tự nhiên có thể được thay thế bằng dung dịch nhân tạo.
  • Phụ nữ bị cao huyết áp, đái tháo đường hoặc gặp vấn đề về nhau thai có nguy cơ cao bị thiếu nước ối. Nếu mắc một trong những bệnh đó, bạn nên thận trọng khi điều trị bằng thuốc trong thai kỳ.
  • Nếu đã mắc hiện tượng này, mẹ bầu cần phải giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh viêm nhiễm. Mẹ bầu không nên quan hệ tình dục, ngâm mình trong bồn tắm, thụt rửa âm đạo hay tự kiểm tra vùng kín bằng tay.
  • Mẹ cũng không nên dùng băng vệ sinh vì chúng sẽ gây ra viêm nhiễm nặng hơn.
  • Khi đi vệ sinh mẹ bầu nên dùng khăn giấy chuyên dụng và lau từ trước ra sau.
  • Mẹ bầu cần có chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý.
  • Nên uống đủ nước và khám thái đều đặn để theo dõi tình hình phát triển của thai nhi.
  • Hãy nhớ không được làm "chuyện ấy" hoặc ngâm mình trong bồn tắm.
lưu ý mẹ bầu
Các mẹ cần theo dõi và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để biết rằng thai nhi vẫn đang phát triển tốt. Ảnh Internet

Thiếu nước ối là một trong những vấn đề quan trọng mà các mẹ bầu cần rất quan tâm để không xảy ra những tình trạng sinh non, sảy thai hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của mẹ. Hãy theo dõi và thăm khám thai kỳ đúng lịch hoặc bất cứ khi nào có nghi ngờ gì về sức khỏe thai kỳ, để kịp thời phát hiện những bất ổn nếu có và có khả năng làm ảnh hưởng cho mẹ và bé. Nhờ sự kỹ lưỡng này, chúng ta sẽ có cách khắc phục và điều trị được tốt hơn nếu xảy ta trường hợp thiếu ối. Chuyên mục Mang thai của Yeutre.vn chúc mẹ có một thời kỳ mang thai khỏe mạnh, không gặp bất cứ vấn đề gì về nước ối, tinh thần luôn sảng khoái và vui vẻ nhé.

Chi Lê tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI