Thai nhi 25 tuần tuổi lúc này con rất giống một em bé sơ sinh

Khi thai nhi 25 tuần tuổi, tóc đã định hình kết cấu và màu sắc rất rõ ràng, mặc dù cả hai có thể thay đổi sau khi sinh và khi bé lớn lên.

banner ads

Bé trong bụng đã bắt đầu sử dụng chất béo cho các nhu cầu phát triển ngày một phức tạp hơn. Vì vậy, bé lúc này đã có hình hài trông giống như một đứa trẻ sơ sinh. Khi siêu âm, mẹ có thể rất xúc động khi nhìn thấy những hình ảnh của thai nhi 25 tuổi xuất hiện trên màn hình như chào mẹ vậy!

Sự phát triển của thai nhi 25 tuần tuổi

thai nhi 25 tuan 1
Hiện tại, bé nặng khoảng 690g và dài khoảng 34 cm từ đầu cho tới gót chân

Bây giờ, bé đã có thêm một lớp mỡ bao quanh người nên các nếp nhăn đã biến mất và thay vào đó là những hình ảnh rất tròn trịa của một em bé sơ sinh. Hiện tại, bé nặng khoảng 690g và dài khoảng 34 cm từ đầu cho tới gót chân. Kích thước này tương đương với củ cải nhưng có thể hơn khi bé duỗi chân dài ra. Tóc của bé cũng mọc nhiều hơn với màu sắc và kết cấu rõ ràng, mặc dù chúng có thể thay đổi sau khi bé chào đời.

Đến lúc này, các cơ quan trọng yếu như não, tim và hai lá phổi cũng đã phát triển hoàn chỉnh nhưng sẽ cần thêm thời gian để có thể tự hoạt động khi ra ngoài bụng mẹ.

Cuộc sống của mẹ thay đổi thế nào khi thai nhi 25 tuần tuổi?

Không chỉ có bé mà mẹ cũng được hưởng lây sự phát triển của con. Nhờ những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mà tóc mẹ ngày càng dày mượt hơn. Vì vậy, hãy tận dụng làm đẹp khi còn có thể vì sau sinh, sự suy giảm đột ngột của lượng hormone trong cơ thể sẽ làm mẹ rụng khá nhiều tóc đấy!

Bạn cũng có thể nhận thấy rằng mình không thể di chuyển một cách duyên dáng như trước được nữa vì thai đã lớn. Do đó, hãy bỏ lại những chiếc giày cao gót và chỉ chọn những chiếc giày bệt để đảm bảo an toàn nhé!

thai nhi 25 tuan 2
Duy trì việc tập luyện nếu sức khỏe cho phép

Để tránh những biến chứng khó chịu của giai đoạn bầu bì khi thai nhi 25 tuần tuổi trở đi, mẹ nên tiếp tục duy trì các bài tập thể dục hàng ngày nếu không có bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, khi luyện tập, cần theo nguyên tắc an toàn: Không tập thể dục khi bạn đang cảm thấy quá mệt mỏi và dừng lại nếu bạn cảm thấy đau, chóng mặt hoặc khó thở. Đừng nằm ngửa khi nghỉ ngơi và tránh các môn thể thao hoặc các bộ môn thể dục khác có thể khiến bạn mất cảm giác thăng bằng. Sau khi luyện tập và nghỉ ngơi, hãy uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất vì thiếu nước cũng là một trong những nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi.

thai nhi 25 tuan 3
Tránh nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt khi thai nhi 25 tuần

Ngoài ra, trong khoảng từ 24-28 tuần, bạn có thể phải làm xét nghiệm glucose, sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ và kiểm tra xem có thiếu máu hay không. Nếu xét nghiệm máu cho thấy bạn đang bị thiếu máu do thiếu sắt, các bác sĩ sẽ bổ sung sắt trong đơn thuốc bổ.

Như vậy, điều cần lưu ý nhất cho mẹ bầu khi thai nhi 25 tuần tuổi đó chính là lượng đường huyết, lượng sắt trong máu và cảm giác mất thăng bằng. Hãy cố kiểm soát mọi thứ trong tầm tay trước khi để những biến chứng xấu có liên quan xảy đến với mình nhé!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI