Nếu trẻ ra đời trong khoảng tuần thứ 22 đến hết tuần thứ 36 đều được xem là trường hợp sinh non. Trong đó, mỗi thời điểm sinh non khác nhau đều có từng mức độ: Nếu sinh dưới 28 tuần, các bác sĩ sẽ gọi là trường hợp sinh cực non. Sinh từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 33 là sinh rất non. Cuối cùng, sinh từ tuần 34 đến tuần 36 là gọi là sinh non muộn. Như vậy, nếu thai 34 tuần gò nhiều và kèm theo cơn đau bụng dưới hoặc ra máu thì bạn nên chuẩn bị đến bệnh ngay.
Thai 34 tuần gò nhiều có sao không?
Vào giai đoạn cuối thai kỳ từ 25 tuần trở đi, bạn sẽ thấy những cơn gò xuất hiện nhiều hơn. Nguyên nhân khiến bà bầu bị gò cứng bụng rất đa dạng và có thể là một trong số này:
Áp lực tử cung lớn
Thai nhi lớn, chèn vào giữa khoang chậu, bàng quang và trực tràng gây áp lực lên các bộ phận này và những cơ quan lân cận. Thai càng lớn áp lực này càng tăng và không có gì khó hiểu khi đôi lúc mẹ sẽ thấy hiện tượng gò cứng bụng, nhất từ tuần 34 trở đi. Vì thế, thai 34 tuần gò nhiều cũng là điều dễ hiểu.
Xương thai nhi phát triển
Ngay từ cuối giai đoạn hai của thai kỳ, các cơn gò cứng bụng đã xuất hiện. Điều này là do hệ thống khung xương thai nhi phát triển, thúc đẩy xương ở các chi và thân tăng đáng kể về chiều dài. Để dễ chịu hơn trong buồng tử cung chật hẹp của mẹ, thai nhi buộc phải xoay chuyển liên tục nhằm tìm tư thế thoải mái nhất. Điều này có thể gây ra những cơn gò nhẹ ở bụng mẹ.
Mẹ bầu bị táo bón
Nếu ăn uống không đủ chất xơ và ít uống nước, triệu chứng táo bón trong thai kỳ vốn phổ biến sẽ càng trở nên trầm trọng hơn. Một khi cơ thể khó hấp thụ sẽ dẫn đến hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tử dung, gây ra những cơn gò nhất định.
Sinh non
Trong trường hợp xấu, thai nhi 34 tuần gò nhiều có thể là dấu hiệu sinh non muộn. Thông thường, đi kèm cơn gò cứng bụng trong thời điểm này còn có cả những cơn đau bụng và thậm chí ra máu. Cơn co dạ dọa sinh non thường kéo dài khoảng 5-10 phút và diễn biến rất nhanh, khiến mẹ có thể mất bé nếu không được xử lý kịp thời. Do đó, nếu thấy những dấu hiệu này, mẹ nên gọi ngay cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện gấp.
Ngoài ra, cảm xúc vui buồn của mẹ cũng có thể khiến những cơn gò tử cung xuất hiện nhiều hơn.
Những lưu ý để phòng tránh cơn gò tử cung nguy hiểm
Đôi khi, cơn gò tử cung không phải ngẫu nhiên xuất hiện mà là do có sự tác động từ bên ngoài. Những cái xoa chạm ở bụng có thể kích thích tử cung co thắt nhiều hơn và nguy cơ sinh non sẽ tăng. Ngoài ra, việc se đầu vú trong thai kỳ cũng có thể đem lại những hậu quả tương tự. Vì vậy, không nên xoa bụng hoặc se đầu vú nếu mang thai vào những tuần nhạy cảm của nguy cơ sinh non, đặc biệt là khi cảm nhận thấy thai nhi 34 tuần gò nhiều hơn ngày thường.
Nếu thấy cơn gò đi kèm máu và đau bụng dữ dội, bạn nên gọi cho bác sĩ gấp hoặc đến bệnh viện ngay.
Yeutre.vn (Tổng hợp)