Trẻ nhỏ được khuyến khích sử dụng tay trái như tay phải để kích thích óc sáng tạo và trí tuệ.
Chỉ có khoảng 10% dân số sử dụng thành thạo tay trái. Và tất nhiên, người thuận tay phải sẽ chiếm số đông. Chính vì vậy, mọi vật dụng, công cụ hỗ trợ cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi… đều thuận theo số đông này. Trong khi đó, bố mẹ được khuyến khích nên cho bé sử dụng tay trái như tay phải để kích thích óc sáng tạo và trí tuệ của trẻ.
Đứng trước sự lựa chọn có phần khó khăn này, nhiều bố mẹ tỏ ra rất bối rối vì họ không biết làm thế nào mới thực sự mang lại lợi ích tốt nhất cho con.
Thói quen dùng tay trái có tính di truyền
Trên thực tế, một số trẻ có xu hướng sử dụng tay trái ngay từ khi tập các kỹ năng vận động đầu tiên ở tháng thứ 6 trở về sau. Nó lặp lại như một dạng thức mang tính di truyền từ một ai đó trong gia đình. Những trẻ này luôn muốn dùng tay trái như cách phần đông mọi người vẫn dùng với tay phải.
Tuy nhiên, xã hội luôn theo số đông và mọi công cụ hỗ trợ con người đều được thiết kế để thuận theo thói quen sử dụng của số đông này. Vậy nên, bên cạnh việc khuyến khích cho trẻ dùng tay trái, các mẹ cũng cần tập cho bé vận động bằng tay phải.
Sau 4 tuổi, trẻ bắt đầu bộc lộ rõ thiên hướng tay thuận với các động tác phức tạp hơn rất nhiều. Chính vì vậy, ngay từ đầu nếu bố mẹ nên tập cho trẻ hình thành thói quen dùng cả hai tay. Điều này sẽ giúp bé rất nhiều trong các hoạt động ở trường lớp và trong mọi sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, cũng rất cần để hướng bé chọn một trong hai làm tay thuận hơn nếu muốn làm mọi việc thật hoàn chỉnh.
Hãy thử tưởng tượng, một đứa trẻ không thể sử dụng bàn tay phải như bao bạn đồng trang lứa khác, nó sẽ cảm thấy bất lực ra sao khi không thể làm được điều các bạn vẫn làm. Cảm giác bản thân là một người rất khác biệt so với số đông sẽ khiến trẻ dễ thu mình, khó giao tiếp và trở nên rụt rè.
Cách rèn trẻ thay đổi thói quen dùng tay trái như tay phải
Một khi phát hiện trẻ thuận tay trái thì mọi ý định thay đổi thói quen này của bé sẽ trở nên bế tắc
Một khi phát hiện trẻ thuận tay trái thì mọi ý định thay đổi thói quen này của bé sẽ trở nên bế tắc. Sự điều chỉnh lúc này sẽ vô cùng khó khăn.
Bên cạnh việc rèn cho con kỹ năng dùng tay phải khi ở nhà, các mẹ cũng nên phối hợp với các cô giáo của bé ở trường để tạo mọi điều kiện cho bé điều chỉnh trở lại. Có thể cho bé ngồi ở góc trái bàn thay vì bên phải để trẻ tiện quan sát hơn.
Trẻ thuận tay trái rất khó để tập viết như trẻ dùng tay phải. Để giúp bé, mẹ có thể cho bé làm quen với cách viết chữ theo dấu chấm để tránh lên dòng vô lối. Sau khi quen với cách viết chữ theo hàng, bé sẽ thấy dễ dàng hơn với việc tập viết.
Mặc dù chuyện tập cho bé thuận tay trái làm quen với các hoạt động bình thường là điều hoàn toàn có thể nhưng bạn cũng nên tập cho trẻ thay đổi thói quen của mình vì sự thuận tiện về sau.
Trẻ thuận tay trái có não bộ linh hoạt hơn trẻ thuận tay phải. Đó là do não trái điều khiển tay phải có chức năng quản lý các năng lực giao tiếp, ngôn ngữ, chữ viết, logic, toán học và cả khoa học. Trong khi đó, não phải điều khiển tay trái lại quản lý mảng âm nhạc, nghệ thuật, nhận thức và cảm xúc.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: