Tất tần tật những điều mẹ cần biết về bệnh sởi

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ riêng năm 2013, trên khắp thế giới đã có 145.700 người chết vì bệnh sởi. Và con số này vẫn chưa thể dừng lại vì bệnh sởi vẫn có nguy cơ bùng phát thành dịch bất cứ nơi nào trên thế giới.

banner ads

45086-benh-soi-o-tre-em-20.jpg

Các trẻ nhỏ được điều trị tại bệnh viện trong dịch sởi ở Việt Nam đầu năm 2014

Chính vì sự nguy hiểm của bệnh sởi nên việc tìm hiểu thông tin về bệnh sởi là điều bố mẹ nên làm ngay từ bây giờ.

Bệnh sởi là gì?

Tại Việt Nam, vào đầu năm 2014, dịch bệnh sởi đã lấy đi sinh mạng của 146 trẻ em (số liệu Bộ Y tế báo cáo vào ngày 30-5-2014). Con số này cho thấy bệnh sởi thực sự là “tên giết người hàng loạt”. Vậy bệnh sởi là gì và cách điều trị bệnh ra sao?

banner ads

Bệnh sởi do một loại virus thuộc họ Paramyxovirus gây ra. Bệnh lây qua không khí hoặc do tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh thông qua hắt hơi, ho, nước mũi, nước mắt. Nếu một đứa trẻ (hoặc người lớn) không được tiêm chủng và chưa từng mắc bệnh thì có đến 90% nguy cơ nhiễm bệnh sởi khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Trước khi bệnh phát, sẽ mất từ 8 đến 10 ngày ủ bệnh. Trong thời gian này, nếu phát hiện kịp thời trước 6 ngày kể từ khi tiếp xúc sẽ có thể tiêm globulin đề ngừa và giảm triệu chứng bệnh.

Bệnh sởi ở trẻ em vì sao lại nguy hiểm?

45088-benh-soi-o-tre-em-21.jpg

Trẻ nhỏ nổi ban sởi

Thông thường, bệnh sởi sẽ khỏi sau ngày thứ 6 phát ban mà không để lại di chứng gì ngoài các vết thâm nâu mỏng có tróc da trông giống như vảy cám. Tuy nhiên, trong thời gian điều trị bệnh sởi ở trẻ em , các biến chứng có thể xảy ra và dẫn đến tình trạng nguy hiểm dẫn đến chết người. Trong đó, các biến chứng thường gặp, có thể là: tiêu chảy, viêm phổi, viêm gan, viêm cơ tim, viêm màng não, viêm não và một trường hợp tuy hiếm nhưng rất nghiêm trọng đó là các biến chứng não.

Các triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ em

Ban đầu, trẻ thường bị sốt, chảy nước mũi ho và đau mắt. Cùng với các triệu chứng giống cảm cúm này, các bé có thể sẽ thấy mệt mỏi, sợ ánh sáng và mất cảm giác ngon miệng. Sau một vài ngày, các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em sẽ rõ ràng hơn và “Koplik”, tức những chấm trắng nhỏ li ti xuất hiện trên niêm mạc má trong miệng là dấu hiệu bệnh sởi có ý nghĩa chẩn đoán nhất trong giai đoạn khởi phát. Sau “Koplik”, các phát ban sởi xuất hiện từ sau tai cho đến toàn thân và dần khỏi hẳn sau 4 ngày.

Cách điều trị bệnh sởi

Cho đến ngày nay, bệnh sởi vẫn không có thuốc điều trị. Tuy nhiên, trong thời gian chăm sóc trẻ, cách điều trị bệnh sởi tốt nhất là cho trẻ uống thật nhiều nước, ăn đủ chất và ngủ đủ giấc. Nếu trẻ sốt, có thể cho trẻ uống acetaminophen hoặc bổ sung vitamin A trong thời gian trẻ sợ ánh sáng.

Đối với những trẻ chỉ vừa tiếp xúc virus gây bệnh sởi trong vòng 6 ngày, nên đến bệnh viện để được tiêm globulin. Nếu trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và có tiếp xúc với virus trong 72 giờ, có thể đề nghị tiêm liều vắc-xin MMR để bảo vệ.

Mong rằng những thông tin bệnh sởi trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về con đường lây truyền bệnh, các triệu chứng bệnh, các biến chứng, cách điều trị cũng như cách phòng ngừa bệnh sởi để sẵn sàng đối phó trong những mùa dịch bệnh có nguy cơ bùng phát.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI