Tảo mộ là gì và những điều bạn cần lưu ý

Tảo mộ là gì, những điều cần lưu ý khi đi tảo mộ bạn đã biết hết chưa. Tảo mộ mang ý nghĩa thiêng liêng và cao quý về tấm lòng hiếu kính, thương nhớ của con cháu dành cho tồ tiên, ông bà đã khuất. Vì thế, các hoạt động và nghi thức khi tảo mộ cần được chuẩn bị, thực hiện chỉn chu và nghiêm trang. Dưới đây bạn hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

banner ads
Tảo mộ là gì dưới sapo
Tảo mộ là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên. Ảnh: Internet

1. Tảo mộ là gì?

Tảo mộ là gì - tảo mộ là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ và hiếu kính của con cháu dành cho tổ tiên.

Theo đó, cứ vào khoảng gần Tết từ ngày 20 tháng Chạp đến chiều 30 Tết là mỗi gia đình lại tiến hành nghi thức tả mộ. Vì đối với quan niệm của ông bà từ xưa, khi Tết đến mọi thứ đều phải được trang hoàng mới mẻ, kể cả mộ phần của những người thân đã khuất.

Các ông việc tảo mộ bao gồm việc sửa sang, vệ sinh, quét dọn và phát quang cỏ dại. Điều này nhằm để những thứ không tốt quấy rối đến linh hồn người đã mất. Bên cạnh đó, các gia đình, dòng họ còn tu bổ, sửa chữa lại những mộ phẩn đã cũ, bay màu. Sau khi hoàn tất, mọi người sẽ đem lễ vật, hoa, hương đến thắp hương, khấn nguyện gọi nhiều đã khuất về vui Tết cùng con cháu. Đồng thời, cầu xin tổ tiên phù hộ cho gia đạo được bình an, năm mới được an khang, làm ăn phát đạt.

Tảo mộ cũng được tiến hành vào những ngày đầu năm thường rơi vào mùng 3, mùng 4 Tết. Cho đến nay, đông đảo các gia đình vẫn còn duy trì việc làm tốt đẹp này để kính nhớ tổ tiên. 

Tảo mộ là gì dọn dẹp
Trước khi thực hiện nghi thức cúng kiến, mọi người phải vệ sinh, phát quang cỏ dại nơi mộ phần. Ảnh: Internet

2. Ý ngĩa nhân văn của việc tảo mộ

Tảo mộ ngày Tết có ý nghĩa vô cùng nhân văn nhằm mục đích sửa sang lại phần mộ của người thân thêm sạch đẹp, tươm tất. Đây cũng là dịp để mọi người giãy bày tâm sự, bộc bạch những chuyện buồn vui xảy ra trong năm qua với người đã khuất. Kế đến là mời gọi hương hồn của những người trong gia đình đã khuất về ăn Tết, vui vầy cùng con cháu.

banner ads

Ông bà ta thường hay có câu "uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Vì thế phong tục tảo mộ trước thềm Tết Nguyên Đán được xem là việc làm ý nghĩa và đầy tính nhân văn. Việc này thể hiện người Việt ta luôn có lòng biết ơn, sự hiếu kính của con cháu dành cho cội nguồn tổ tiên. Dù chúng ta có bay cao bay xa, thành công đến mấy thì phải luôn hướng về đạo lý "chim có tổ, người có tông". Do đó, việc tảo mộ sẽ góp phần không nhỏ tạo nên sự sum vầy gia đình, đoàn kết dòng tộc, du đi đâu cũng nhớ về quê nhà.

Tảo mộ là gì ý nghĩa ra sao
Tảo mộ thể hiện ý nghĩa nhân văn cao đẹp "uống nước nhớ nguồn" của người dân Việt Nam. Ảnh: Internet

Tảo mộ là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, góp phần thể hiện được lối sống đạo đức của con người Việt Nam. Vì thế mọi người phải cố gắng gìn giữ để các thế hệ mai sau còn kế thừa và phát huy.

Từ xưa ông bà ta đã thường hay răn dạy rằng, con người sống phải biết kính trên nhường dưới, hướng về cội nguồn thì cuộc sống mới gặp điều may. Do đó, mọi người hãy cố gắng thể hiện tấm lòng chân thành của mình đối với tổ tiên, ông bà. Tin rằng, sự thành tâm của bạn sẽ làm họ cảm động, từ đó luôn phù hộ độ trị cho bạn có cuộc sống sung túc, mọi việc suôn sẻ, thành công.

Thăm mộ
Tình thân đối với con người là vô giá, dù người đã khuất nhưng vẫn luôn được người sống tưởng nhớ. Ảnh: Internet

3. Những điều cần lưu ý khi đi tảo mộ

3.1. Những điều cần lưu ý

  • Tảo mộ là việc làm thiêng liêng, mọi người cùng nhau hướng về nguồn cội. Vì thế mọi người khi đi tảo mộ cần phải nắm được một số điều cần lưu ý như sau.
  • Khi đi tảo mộ mọi người hãy tự mình quét dọn, vệ sinh, sửa sang xung quanh phần mộ được sạch sẽ. Nếu phần mộ là ông bà, cha mẹ người trong gia đình mình, bạn hãy tự tay lau dọn để tỏ lòng hiếu kính, biết ơn. Mọi người có thể tiến hành dọn dẹp, vệ sinh trước vài ngày rồi mới đến việc cúng kiến. Đặc biệt đối với những người ở nước ngoài, làm ăn xa không thể lau dọn phần mộ của gia đình thì hãy nhờ họ hàng vệ sinh tươm tất. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là tự bản thân thực hiện mới thể hiện được lòng thành, tình cảm với tổ tiên.
Tảo mộ là gì lưu ý
Nên tự tay vệ sinh, lau dọn, chăm sóc mộ phần của gia đình để tỏ lòng thành kính. Ảnh: Internet
  • Bên cạnh đó, mọi người nên phát quang bụi rậm, chặt bỏ những cây cỏ mọc xung quanh làm che khuất phần mộ. Theo phong thủy cho rằng, phần mộ của tổ tiên được thoáng đãng, rộng rãi thì con cháu mới ăn nên làm ra, thịnh vượng phát tài. Còn đối với những cây cối do người thân trong nhà trồng thì hãy để lại, nó sẽ giúp che bóng mát cho những người đã khuất.
  • Thời gian tốt nhất để đi tảo mộ là vào buổi sáng. Bởi lúc này không khí mát mẻ, trong lành sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và tận hưởng được những ngày tiết thanh minh thoáng đãng, ý nghĩa và trọn vẹn.
  • Trước khi đi tảo mộ, mọi người nên tắm rửa, vệ sinh thân người sạch sẽ, mặc quần áo lịch sự để tỏ lòng thành kính và cũng để tránh ám khí vận vào người. Đồng thời, sau khi hoàn tất việc tảo mộ , ra khỏi nghĩa trang bạn nên rửa sạch bùn đất ở chân để tránh gặp phải những điều không may mắn.
Tảo mộ ngày Tết
Đến nơi tảo mộ phải nghiêm trang, không đùa giỡn lớn tiếng. Ảnh: Internet
  • Tảo mộ là việc trang nghiêm, quan trọng nên mọi người hãy hạn chế việc đùa giỡn, nói chuyện lớn tiếng, kêu tên nhau. Đặc biệt, các gia đình có con nhỏ cũng nên nhắc nhở con không chạy nhảy, la hét bởi đây là việc làm thất kính, dễ làm phật lòng tổ tiên.
  • Các lễ vật cúng bái, đồ thờ phượng người đã khuất phải được chuẩn bị chu đáo, tươm tất. Tránh quên những thứ quan trọng làm việc cúng kiến không được diễn ra suôn sẻ, thành tâm.
  • Trong lúc đi hóa vàng bạn nên kêu tên người đã khuất một cách kính cẩn để họ nhận được đồ bạn gửi. Bên cạnh đó, gọi tên để gợi cho bạn và mọi người nhớ lại những kỷ niệm đẹp và cảm thấy lòng mình ấm áp hơn.
  • Khi đến nghĩa trang, phải quan sát thật kỹ để tránh giẫm đạp lên các mộ phần xung quanh, làm xáo trộn phần mộ.
Mộ phần
Lễ vật cúng kiến phải được chuẩn bị đầy đủ, bày trí chỉnh chu. Ảnh: Internet

3.2. Văn khấn tảo mộ

Văn khấn tạ mộ vào ngày 30 Tết

Kính lạy:

Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.

Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương.

Ngài Bản xứ thần linh Thổ đại tôn thần.

Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ long mạch Tôn thần Tiền Chu tước, hậu Huyền vũ, tả Thanh long, hữu Bạch hổ cùng liệt vị Tôn thần cai quản trong xứ này.

Kính lạy hương linh cụ:....................................

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp, nhằm tiết cuối đông sắp sang năm mới.

Chúng con là:.............................................

Sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:

Có phần mộ tại đây về với gia đình đón mừng năm mới, để con cháu con phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thẩm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, phủ thùy doãn hứa. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám

Cẩn cáo

Khấn nguyện
Đọc văn khấn thành tâm, tập trung để các nghi thức diễn ra suôn sẻ. Ảnh: Internet

Tảo mộ là gì và những điều cần lưu ý khi đi tảo mộ trên đây, sẽ giúp mọi người hiểu thêm về truyền thống văn hóa của dân tộc. Điều này sẽ nhắc nhở mọi người luôn hướng về nguồn cội, biết ơn và hiếu kính đối với tổ tiên. Qua đây, Chuyên mục Cẩm nang chúc mọi người có những ngày tảo mộ chỉnh chu, năm mới nhiều sức khỏe và mọi sự tốt lành.

Ngọc Hân tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI