Sốt tay chân lạnh ở trẻ và các cách điều trị phù hợp

Sốt tay chân lạnh là triệu chứng thường xuyên ở trẻ nhỏ. Khi cơ thể trẻ đang sốt rất cao tuy nhiên tay và chân lạnh. Vậy triệu chứng này có nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ không? Tại sao lại có lý do như vậy? Bố mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

banner ads

1. Nguyên nhân sốt tay chân lạnh ở trẻ

Khi trẻ bị sốt là cơ thể trẻ đang phản ứng lại với các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Các tác nhân bên ngoài đang tấn công cơ thể, lúc này hệ thống miễn dịch đang làm việc để chống lại các tác nhân gây bệnh. Khi ấy trung tâm thần kinh phát ra một tín hiệu thoát nhiệt ra bên ngoài hiện tượng đó tạo nên sốt ở trẻ.

Trẻ sốt cao
Khi trẻ bị sốt là cơ thể trẻ đang phản ứng lại với các tác nhân gây bệnh - Ảnh Internet

Khi trẻ bị sốt, kèm theo đó chân tay lạnh là do vi khuẩn, virut đã tấn công vào tứ chi gây nên rối loạn vân mạch làm tay chân của trẻ lạnh lên.

Một trường hợp nữa là trẻ sốt thường biểu hiện kèm theo là lạnh. Run lạnh là biểu hiện tăng thân nhiệt để nhiệt độ ngoại biên bằng với nhiệt độ trung tâm, chính vì vậy chúng ta khi chạm vào da cảm thấy trẻ có dấu hiệu lạnh tay, lạnh chân.

2. Dấu hiệu sốt tay chân lạnh

Dấu hiệu đặc trưng nhất của sốt tay chân lạnh là khi cơ thể trẻ có dấu hiệu sốt cao, toàn thân nóng lên nhất là vùng cổ, trán, nách, bẹn... Tuy nhiên ngay lúc này khi chạm vào tay hoặc chân của trẻ cảm thấy lạnh. Vậy có thể thấy rõ ngay lúc này, cơ thể trẻ có hai vùng nhiệt độ khác nhau là cơ thể trẻ nóng, nhưng tay và chân trẻ lạnh. 

Trẻ sốt tay chân lạnh
Môi má trẻ hồng lên, trẻ trở nên lừ đừ, mệt mỏi, khóc lóc, ra mồ hôi nhiều - Ảnh Internet

Ngoài ra, mẹ cũng có thể thấy môi má trẻ hồng lên, trẻ trở nên lừ đừ, mệt mỏi, khóc lóc, ra mồ hôi nhiều.

3. Cách điều trị sốt tay chân lạnh

Thường khi trẻ bị bệnh người nhà hay ôm ấp bế bồng ủ ấm trẻ cho trẻ hết khóc, hoặc đắp chăn mền, mang vớ cho trẻ. Đây là cách chăm sóc sai hoàn toàn. Bởi khi làm như vậy không những không làm trẻ hết sốt, ngược lại còn làm cho trẻ sốt cao hơn, có thể gây nên các biến chứng như động kinh, đông máu, rối loạn tim, rối loạn hô hấp,... nguy hiểm hơn nữa còn có thể gây nên tử vong ở trẻ. 

Trẻ sốt tay chân lạnh
Khi trẻ sốt mẹ không ôm ấp bế bồng ủ ấm cho trẻ - Ảnh Internet

Giải pháp cần thiết nhất phải xử lý ngay giúp trẻ hạ nhiệt là cởi bỏ hết tất, găng tay, cũng nhơ bớt quần áo rồi tiến hành lau mát cho trẻ. Đo thân nhiệt trẻ ở các vùng để kiểm tra mức độ sốt chính xác của trẻ. 

Tùy vào thân nhiệt của trẻ ở mức độ nào sẽ có cách xử lý phù hợp. Nếu cơ thể trẻ dưới 38 độ C là sốt nhẹ, từ 38.5 độ C đến 39 độ C là sốt vừa, 39.5 độ C đến 40 độ C là sốt cao, trên 40 độ C là sốt rất cao. Xử lý cụ thể cho các trường hợp này như sau: 

  • Nếu trẻ sốt dưới 38 độ C, sau lau mát cho trẻ, chỉ cần theo dõi trẻ xem có dấu hiệu gì bất thường. Không cần sử dụng thuốc hạ sốt, vì đây là dấu hiệu cơ thể đang chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Nếu sốt cao hơn 38 độ C hoặc kéo dài và cách giảm sốt không hiệu quả ngay, mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, để an toàn, mẹ nên theo hướng dẫn của bác sỹ về cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ thế nào. 
  • Trường hợp trẻ sốt cao ở 39 độ C, sau khi lau người hạ nhiệt cho con, mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay hoặc cơ sở y tế gần nhất, sau đó bác sĩ sẽ có cách xử lý kịp thời giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng và dần hồi phục sức khỏe.

4. Phòng ngừa sốt tay chân lạnh

Sốt là biểu hiện cơ thể đang gặp vấn đề. Vì vậy khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt, đã thực hiện các cách hạ sốt mà không giảm, mẹ đưa trẻ đến bác sĩ tìm ra nguyên nhân giúp trẻ hồi phục sức khỏe nhanh chóng hơn. 

Bác sĩ khám bệnh
Khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt cần đưa trẻ đến bác sĩ tìm ra nguyên nhân giúp trẻ hồi phục sức khỏe - Ảnh Internet

Ngoài ra để giúp trẻ tránh sốt thì cần phải giữ cho cơ thể trẻ thật sự khỏe mạnh, tránh các tác nhân gây bệnh có cơ hội xâm nhập cơ thể trẻ. Tránh môi trường ô nhiễm hoặc quá đông đúc dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 

5. Dinh dưỡng cho trẻ bị sốt tay chân lạnh

Khi trẻ bị sốt tay chân lạnh nhu cầu năng lượng cần rất nhiều. Vì vậy trong khẩu phần ăn của trẻ phải có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp hồi phục sức khỏe và cho trẻ một cơ thể khỏe mạnh, phát triển tốt, kháng bệnh tốt. Một cách cụ thể, khi trẻ bị sốt tay chân lạnh mẹ cần:

  • Cung cấp bổ sung lượng nước trong cơ thể trẻ, cho trẻ uống nhiều sữa, nhiều nước (nước khoáng, nước ép hoa quả các loại).
chao
Các thực phẩm mềm, lỏng giúp cơ thể trẻ dễ tiêu hóa - Ảnh Internet
  • Cho trẻ ăn các thức ăn mềm vì lúc này cơ thể trẻ còn yếu, dạ dày hoạt động kém nên thức ăn mềm giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. 
  • Tránh xa các thực phẩm như chất béo, bơ dầu, bánh ngọt, thực phẩm quá nhiều chất sơ, các thực phẩm cay, nóng... Cơ thể trẻ còn yếu, các thực phẩm này gây khó tiêu hóa ở trẻ.

Sốt tay chân lạnh là một bệnh rất thường hay gặp ở trẻ. Bệnh sẽ không gây nhiều nguy hiểm nếu như trẻ sốt nhẹ và mẹ có cách xử lú đúng đắn phù hợp. Còn lại, sẽ không an toàn nếu cơ thể trẻ sốt quá cao, có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm đến trẻ. Do đó, sau kh hạ sốt cho con đúng cách, mẹ cần phải thực hiện thêm bước nữa là mang con đi khám để xác định nguyên nhân gây sốt, để bảo đảm an toàn sức khỏe cho bé hơn.

Nữ Phạm tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI