Rối loạn lo âu xã hội ở trẻ và biện pháp hỗ trợ con vượt qua khủng hoảng

Rối loạn lo âu xã hội ở trẻ gây ra nhiều khó khăn cho quá trình phát triển tâm sinh lý, cũng như giao tiếp xã hội của trẻ. Các mẹ nên tham khảo các thông tin cần thiết dưới đây để có hướng chẩn đoán và can thiệp kịp thời và hợp lý cho trẻ.

banner ads

1. Định nghĩa rối loạn lo âu xã hội

trẻ khó chịu
Rối loạn lo âu xã hội có thể khiến trẻ khó chịu ở dạ dày - Ảnh Internet

Rối loạn lo âu xã hộilà một dạng rối loạn lo âu quá mức các tình huống xã hội thông thường. Biểu hiện thể chất thường thấy là tim đập nhanh, đỏ mặt, đổ mồ hôi, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn. Trẻ córối loạn lo âu xã hộisẽ bộc lộ sự sợ hãi mãnh liệt và dai dẳng khi người khác nhìn mình hoặc bị phê bình, luôn sợ rằng hành vi của mình sẽ khiến bản thân rơi vào tình huống khó xử hoặc bị bẽ mặt. Sự sợ hãi của trẻ có thể mãnh liệt tới mức ảnh hưởng tiêu cực đến học tập hay những hoạt động khác.

2. Triệu chứng của rối loạn lo âu xã hội

đầu óc hỗn độn
Đầu óc trẻ có rối loạn lo âu xã hội thường hỗn độn - Ảnh Internet

Triệu chứng cơ thể của rối loạn lo âu xã hội bao gồm:

  • Xấu hổ, bẽn lẽn
  • Giọng nói, chân tay run
  • Toát mồ hôi, tay lạnh
  • Hoảng sợ
  • Căng cơ
  • Đau bụng
  • Đầu óc hỗn độn
  • Ngại nhìn thẳng vào mắt người khác
trẻ sợ người khác phê bình
Trẻ sợ bị chỉ trích, đánh giá - Ảnh Internet

Triệu chứng nhận thức của rối loạn lo âu xã hội gồm:

  • Sợ bị người khác chỉ trích, đánh giá
  • Lo ngại hoặc sợ bị người khác để ý
  • Cho rằng mọi người nghĩ mình yếu đuối, sợ sệt, dốt nát hay ngớ ngẩn
  • Sợ gặp người lạ
  • Sợ những người có quyền uy

3. Nguyên nhân gây rối loạn lo âu xã hội ở trẻ

Rối loạn lo âu xã hội có khả năng phát sinh từ sự tương tác phức tạp giữa môi trường và gen. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể do các yếu tố sau:

Gen:  Các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm những gen cụ thể đóng vai trò trong sự lo lắng và sợ hãi. Có bằng chứng cho thấy rằng, thành phần di truyền của dạng rối loạn này là do ít nhất một phần vào hành vi lo lắng học được từ các thành viên gia đình khác.

banner ads

Hóa sinh:  Các hóa chất tự nhiên trong cơ thể có thể đóng một vai trò trong rối loạn lo âu xã hội. Ví dụ, một sự mất cân bằng hóa chất serotonin trong não có thể là một yếu tố. Serotonin, một chất truyền thần kinh, giúp điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc, những thứ khác. Trẻ có rối loạn lo âu xã hội có thể nhạy cảm với tác động của serotonin.

Phản ứng sợ hãi:  Một số nghiên cứu cho thấy rằng, một cấu trúc trong não gọi là amygdala có thể đóng một vai trò trong việc kiểm soát các phản ứng sợ hãi. Những trẻ có amygdala hoạt động quá mức có thể có một phản ứng sợ hãi tăng cao, gây ra sự lo lắng tăng lên trong những tình huống xã hội.

4. Yếu tố nguy cơ gây rối loạn lo âu ở trẻ

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn lo âu xã hội ở trẻ gồm:

Giới tính:  Trẻ nữ có nhiều khả năng có rối loạn lo âu xã hội.

Lịch sử gia đình : Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ có nhiều khả năng phát triển chứng rối loạn lo âu xã hội nếu cha mẹ anh chị em có điều kiện.

Môi trường:  Một số chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng chứng rối loạn lo âu xã hội là một hành vi được học. Đó là, có thể phát triển các điều kiện sau khi chứng kiến hành vi lo lắng của người khác. Ngoài ra, có thể có một mối liên hệ giữa rối loạn lo lắng xã hội của trẻ và phụ huynh, những người kiểm soát hoặc bảo vệ trẻ em.

trẻ bị bắt nạt
Trẻ thường xuyên bị bắt nạt có thể dẫn tới rối loạn lo âu xã hội - Ảnh Internet

Trải nghiệm tiêu cực : Trẻ em trải nghiệm trêu chọc, bắt nạt, bị từ chối, chế giễu hay làm nhục có thể dễ bị rối loạn lo âu xã hội. Ngoài ra, các sự kiện tiêu cực khác trong cuộc sống, chẳng hạn như xung đột trong gia đình hoặc lạm dụng tình dục, có thể liên quan với rối loạn lo âu xã hội .

Tính khí: Trẻ em nhút nhát, rụt rè, thu mình khi phải đối mặt với tình huống mới.

5. Chẩn đoán rối loạn lo âu xã hội ở trẻ

hành vi của trẻ
Trẻ luôn biểu hiện sự sợ hãi và mất bình tĩnh - Ảnh Internet
  • Trẻ sợ hãi hoặc lo sợ rõ rệt một hay một số tình huống xã hội mà ở đó, cá nhân phải đối mặt với sự soi xét của người thân, thầy cô và bạn bè.
  • Trẻ sợ rằng mình sẽ có những hành động hoặc thể hiện sự sợ hãi của bản thân, khiến mọi người đánh giá sai về mình.
  • Trẻ thường né tránh tình huống ám sợ hoặc chấp nhận trải nghiệm tình huống ám sợ hoặc chấp nhận trải nghiệm tình huống với sự sợ hãi tột bậc.
  • Sự sợ hãi, lo sợ ở trẻ không phải do sự đáng sợ thực tế của tình huống gây ra và thường kéo dài ít nhất 6 tháng.
  • Sự né tránh, sợ hoặc lo sợ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, học tập, quan hệ bạn bè của trẻ.

6. Điều trị rối loạn lo âu xã hội ở trẻ

Tâm lý trị liệu

Liệu pháp nhận thức hành vi cải thiện hiệu quả chứng rối loạn lo âu ở trẻ. Đây là liệu pháp điều trị được dựa trên việc suy nghĩ về tình huống và ứng dụng hành vi vào tình huống đó. Trẻ sẽ trực tiếp đối mặt với các tình huống xã hội mà trẻ nghĩ là mình sợ hãi. Điều này sẽ giúp trẻ mẫn cảm và vượt qua các cảm giác sợ hãi quá mức các tình huống vô hình trong tâm trí trẻ. Trong quá trình điều trị, trẻ sẽ học cách nhận biết và thay đổi suy nghĩ tiêu cực về bản thân.

Điều trị bằng thuốc

Trong những trường hợp trẻ có rối loạn lo âu xã hội quá nghiêm trọng thì có thể can thiệp bằng thuốc. Để đảm bảo đúng tiến trình điều trị cũng như sự an toan cho quá trình phát triển của trẻ, ba mẹ phải dẫn trẻ đến gặp trực tiếp bác sĩ để có những chẩn đoán và kê đơn thuốc đúng đắn.

7. Hỗ trợ trẻ rối loạn lo âu xã hội tại nhà

Ba mẹ có thể hỗ trợ trẻ trực tiếp tại nhà đồng thời với tiến trình trị liệu của các chuyên gia như sau:

Cho trẻ thực hành các bài tập thư giãn.

Hướng dẫn trẻ các kỹ thuật quản lý căng thẳng.

Định hướng cho trẻ mục tiêu phấn đấu thực tế.

Tăng cường cho trẻ giao tiếp với những người mà trẻ cảm thấy thoải mái.

Cho trẻ tham gia vào các hoạt động thú vị, chẳng hạn như tập thể dục hoặc sở thích, khi cảm thấy lo âu.

Thiết lập thời gian biểu sinh hoạt hợp lý, ngủ đủ giấc.

Thiết lập chế độ ăn uống cân bằng cho trẻ.

Với những thông tin về rối loạn lo âu xã hội ở trẻ được chia sẻ như trên, Yeutre.vn mong rằng ba mẹ sẽ có hướng can thiệp và hỗ trợ hiệu quả cho trẻ. Điều này nhằm bảo đảm trẻ được cân bằng tâm sinh lý trong cuộc sống và phát triển mỗi ngày thêm toàn diện. 

Minh Tâm tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI