Rèn cho trẻ thói quen tự ngủ bằng cách... để mặc con khóc

Tập để bé tự ngủ chưa bao giờ đơn giản và nó thực sự đòi hỏi bạn phải thật kiên nhẫn. Hãy thực hiện tuần tự từng chút một và thậm chí nếm mùi thất bại để trẻ có được thói quen tự đi ngủ.

banner ads

Có thực sự cần thiết phải cho trẻ tự ngủ

17095-be-ngu-1.jpg

Một khi đã biết tự điều khiển giấc ngủ của chính mình, bé sẽ luôn đi ngủ đúng giờ để đảm bảo đồng hồ sinh học của mình vẫn luôn chạy tốt.

Có thể bạn đã quen với việc bồng bé và dỗ dành cho con vào giấc ngủ nên khi đặt bé ra ngủ một mình dường như là điều khó khăn vô cùng đối với cả hai mẹ con. Nhưng cũng giống như những kỹ năng khác, trẻ 3-6 tháng tuổi cần phải được trải qua những quãng thời gian tập luyện mới có thể thành công.

Một khi đã biết tự điều khiển giấc ngủ của chính mình, bé sẽ luôn đi ngủ đúng giờ để đảm bảo đồng hồ sinh học của mình vẫn luôn chạy tốt. Mỗi lúc thức dậy giữa đêm, bé cũng tự mình ngủ trở lại mà không quấy khóc. Một giấc ngủ bình yên từ đêm đến sáng như thế này sẽ giúp hormone tăng trưởng tiết ra nhiều hơn. Nhờ đó bé sẽ phát triển tốt hơn cả về trí não lẫn trí tuệ. Quan trọng hơn, đây chính là cách để trẻ học bài học thích nghi xã hội để sẵn sàng bước vào những môi trường mới như lớp học.

banner ads

Tập cho bé tự ngủ

Đặt ra 2 nguyên tắc:

17097-be-ngu-3.jpg

Hãy để bé ngủ vào một giờ cố định vì đồng hồ sinh học của trẻ nhỏ rất nhạy, bé có thể nhanh chóng làm quen với giờ ngủ này.

- Giờ giới nghiêm: hãy để bé ngủ vào một giờ cố định vì đồng hồ sinh học của trẻ nhỏ rất nhạy, bé có thể nhanh chóng làm quen với giờ ngủ này và chỉ cần đến giờ bé sẽ tự động lên giường mà không cần nhắc nhở.

- Lập danh sách những việc cần làm trước giờ ngủ tại phòng ngủ của bé: chuyện bú sữa, lau mình, massage, đọc truyện, hát ru… đều phải được thực hiện đều đặn và kết thúc khi bé đã thiu thiu. Việc này giúp bé biết trước đã sắp đến giờ ngủ nên coi như đây cũng là cách mẹ chuẩn bị tâm lý cho bé.

Bí quyết tập cho bé tự ngủ theo phương pháp “để mặc tiếng khóc”

17099-be-ngu-5.jpg

Điều quan trọng với phương pháp “để mặc tiếng khóc” là bố mẹ phải chuẩn bị tâm lý chịu đựng tiếng khóc của con.

- Nếu bé có thói quen bú mẹ trước giờ ngủ: Hãy dịch giờ bú lên một ít hoặc cắt giảm từ từ cả về lượng và thời lượng cho bú. Khi bé đã mơ ngủ, hãy tìm cách đặt bé xuống và chấm dứt những việc cần làm trước lúc ngủ. Đừng ngại con thức giấc. Ban đầu bạn có thể phải chật vật để vượt qua nhưng kết quả sau cùng sẽ xứng đáng cho bạn.

- Không nên tập cho bé tự ngủ khi chồng vắng nhà vì bạn sẽ cảm thấy căng thẳng hơn với tiếng khóc của con và dễ dàng bỏ cuộc. Cũng vậy, khi nhà đang có khách, bạn cũng không nên cho bé tập ngủ một mình vì lời bên ngoài sẽ tác động và làm bạn thay đổi ý định từ đầu.

- Khi tập cho bé, bạn hãy đóng cửa lại và cố kiềm lòng trước tiếng khóc của con. Đặt đồng hồ canh giờ và đợi bên ngoài. Cứ 5 phút hãy ngó chừng bé một lần. Ngày đầu có thể tập cho bé khoảng 20 phút. Nếu thấy bé khóc ngất hãy đến dỗ bé. Những ngày sau cứ tăng dần thời gian chờ đợi lên. Nếu cảm thấy mình không chịu nổi với tiếng khóc của con, hãy nhờ chồng trông nom giúp và bạn có thể đi tắm để thư giãn trước khi vào thế chỗ cho chồng.

- Khi nhận thấy bé chưa thực sự sẵn sàng hãy tạm gác lại kế hoạch cho bé tự ngủ và tập lại từ đầu sau đó ít tuần.

- Khi bé đã bắt đầu tự ngủ, bạn nên nhớ không bế bé ngay khi thức dậy vào buổi sáng vì như thế sẽ “công dã tràng” và bạn phải bắt đầu lại vạch xuất phát.

Sau cùng, nếu bạn cảm thấy cách này quá “sức chịu đựng” của mình, bạn có thể tập cho bé theo phương pháp “không tiếng khóc”.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI