1. Thói quen ngủ với món đồ êm ái
Một chiếc chăn êm hoặc một bàn tay đặt lên mình sẽ giúp bé tìm lại cảm giác được bao bọc như trong bụng mẹ và sẽ ngủ thật ngon lành.
Bạn có thể thấy trong cách chăm giấc ngủ trẻ sơ sinh của những người lớn luôn có một tấm chăn dày và êm ái đặt lên mình trẻ. Điều này có thể không phải là một điều nên làm khi nó có thể dẫn đến nguy cơ đột tử cao. Tuy nhiên, họ làm điều đó là có lý do. Một số trẻ sẽ luôn bị giật mình trong lúc ngủ vì cảm giác thiếu an toàn khiến chất lượng giấc ngủ giảm đi. Vì thế, một chiếc chăn êm hoặc một bàn tay đặt lên mình sẽ giúp bé tìm lại cảm giác được bao bọc như trong bụng mẹ và nhờ đó bé sẽ ngủ thật ngon lành.
2. Thói quen đập đầu xuống giường
Việc trẻ sơ sinh đập đầu xuống giường trong lúc ngủ được xem như một hành vi tự trấn an rất kỳ lạ ở giai đoạn này. Lạ lùng hơn khi bạn nhận ra, bé chỉ thường đập đầu như một cách để đánh lạc hướng các cơn đau mình đang trải qua như đau do mọc răng, đau do viêm họng, đau do viêm tai giữa…
Thường gặp nhất hành động này nhất là ở những trẻ từ 18-24 tháng tuổi nhưng nó vẫn xảy ra ở những bé đã được 6 tháng tuổi. Có vẻ như điều này cho biết bé đã học được cách để tự bảo vệ cho mình. Song, để tránh những tai nạn có thể xảy ra, bạn nên bỏ bớt gối, chăn, gấu bông ra ngoài giường ngủ của bé. Đảm bảo giường của bé luôn phẳng phiu và không có vật nhọn dằn dưới do vô ý.
Cần lưu ý, trong hầu hết trường hợp trẻ đập đầu lúc ngủ đều là một thói quen bình thường, xuất hiện trong một thời điểm ngắn. Nếu bé có dấu hiệu này trong một thời gian dài và tần suất cao hơn, bạn nên cho bé đi khám vì có khả năng trẻ gặp một bất thường nào đó rất cần được chữa trị.
3. Thói quen lăn người qua lại
Một số trẻ lại thích được thoải mái nằm trên chiếc giường của mình và lăn qua lăn lại nhiều lần.
Hầu hết các trẻ đều rất thích được mẹ ôm ấp vào người và lắc lư để đưa vào giấc ngủ. Nhưng số khác lại thích được thoải mái nằm trên chiếc giường của mình và lăn qua lăn lại nhiều lần cho đến khi đầu va vào một vật gì đó, có thể là thành nôi, là bức tường hoặc chỉ là một chiếc gối. Dường như các bé này muốn tìm sự bình yên theo cách riêng của mình.
Tuy nhiên, bé có thể gặp phải một số vấn đề với thói quen này và rất cần đến sự trợ giúp của mẹ. Nếu bé lăn vào gối và úp mặt sát vào đó, bé có thể sẽ bị ngạt, khó thở và nghiêm trọng hơn là đột tử trong lúc ngủ. Vì thế, nếu thấy tình trạng này, bạn nên nhẹ nhàng đến lật người bé lại để bé tìm được không gian cho nhịp thở. Ngoài ra, bé cũng có thể sẽ giật mình khóc thét sau những cú va đập đau điếng vào vật cứng. Để trấn an, mẹ nên bế bé lên và vỗ về một lúc trước khi cho bé ngủ lại.
Với trường hợp bé nằm nôi, bạn hãy chắc chắn những chiếc ốc vít luôn được vặn chặt an toàn nhé !
4. Thói quen liếc mắt trong lúc ngủ
Nếu ai đã từng chăm trẻ sơ sinh sẽ thấy bé đôi ba lần bé liếc mắt trong lúc ngủ. Theo đó, đôi mắt bé sẽ thỉnh thoảng hé mở và đảo qua đảo lại một vài giây trong lúc ngủ.
Đừng hiểu lầm rằng bé có điều gì không hài lòng về bạn! Rất có thể đó chỉ là bài tập cho đôi mắt của bé vì sắp tới bé sẽ phải phóng tầm mắt xa hơn để quan sát xung quanh. Lẽ dĩ nhiên, trong trường hợp này bạn không thể làm được gì hơn vì tất cả sẽ đến trong vài tuần đầu và đi rất nhanh sau đó.
5. Thói quen nghiến lợi của trẻ sơ sinh
Có đến 50% trẻ sơ sinh nghiến răng trong lúc ngủ.
Có đến 50% trẻ sơ sinh nghiến lợi trong lúc ngủ, tức dùng hai hàm trên dưới cọ xát vào nhau để tạo ra âm thanh “ken két”. Nó xuất hiện nhiều nhất là vào thời điểm trẻ mọc răng lần đầu. Đôi khi, lại lặp lại khi trẻ bị đau do viêm họng hoặc viêm tai…
Điều này có thể khiến bạn cảm thấy bật cười nhưng hãy nói cho bác sĩ của bé hay khi đi khám sức khỏe định kỳ nhé! Bác sĩ sẽ kiểm tra xem có phải chính men răng là thủ phạm gây ra hiện tượng kỳ lạ này không hay do một nguyên nhân nào khác để từ đó đưa ra lời khuyên tốt nhất cho bạn để chấm dứt tình trạng này vì nếu kéo dài bé có thể sẽ bị mòn răng.
Có thể bạn cảm thấy kỳ lạ với những thói quen này. Nhưng cũng có thể bạn sẽ thấy nó chẳng đúng với trường hợp của con bạn. Đơn giản, vì tất cả những thói quen trên đây không phổ quát cho tất cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, rất có thể nó đến và đi khi bạn chưa kịp nhận ra thì sao?
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: