Cơ sở của phương pháp tập cho bé tự ngủ theo phương pháp “không tiếng khóc”
Biến giờ ngủ của bé thành cuộc tương tác đáng nhớ với trẻ nhờ vào những hoạt động thường xuyên trước giờ ngủ theo thói quen hoặc yêu cầu của bé.
Nhiều bác sĩ tâm lý cho rằng việc để mặc trẻ khóc thực sự không tốt cho tâm thần của trẻ, sinh ra những cảm giác tiêu cực trước giờ ngủ và khiến giấc ngủ của bé trở nên nặng nề hơn là mục đích ban đầu đặt ra. Do đó, họ đề xuất biến giờ ngủ của bé thành cuộc tương tác đáng nhớ với trẻ nhờ vào những hoạt động thường xuyên trước giờ ngủ theo thói quen hoặc yêu cầu của bé.
Bí quyết tập cho bé tự ngủ theo phương pháp “không tiếng khóc”
Trẻ ngủ an bình trong sự vỗ về của mẹ.
- Phương pháp này xem việc tập ngủ cho bé là một việc giáo dục và mỗi một đứa trẻ là nhân tố trung tâm. Do đó, cách đưa trẻ vào giấc ngủ cũng phải phù hợp với mỗi độ tuổi và mỗi tính cách khác nhau. Nếu đứa trẻ có thói quen gì, yêu cầu gì hãy sẵn sàng đáp ứng cho bé. Cần thiết, bạn cũng có thể ngủ cùng bé ở giai đoạn đầu của giấc ngủ để tạo ra những cảm giác tích cực giúp bé có giấc ngủ sâu hơn. Đó cũng là cách hay để giúp bé hình thành thói quen ngủ liền mạch, không gián đoạn.
- Khi đặt bé ra, nếu bé khóc hãy vỗ về bé. Thời gian đầu bạn sẽ phải mất ngủ nhưng đến khi bé đủ an tâm để ngủ một giấc tròn, bạn sẽ lại có những giấc ngủ đầy cho riêng mình.
- Lưu ý, đừng để trẻ quá phụ thuộc vào những cái ôm, những lời vỗ về vì nó sẽ kéo dài quãng thời gian tập cho bé tự ngủ.
Tóm lại, lựa chọn phương pháp tập cho bé tự ngủ theo cách nào đều là quyền quyết định ở bạn. Điều quan trọng nhất là giấc ngủ của bé luôn cần phải đảm bảo đủ sâu, đủ giấc và đủ bình an. Có như vậy, mục đích của bạn mới đạt được như mong đợi. Bởi suy cho cùng, không bố mẹ nào lại muốn những điều không hay cho con cái của mình.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: