Tận dụng 4 thời điểm "vàng" dạy con thông minh vượt trội

Không phải cha mẹ nào cũng biết, dạy con đúng thời điểm "vàng" sẽ giúp con tiếp thu và phát triển nhận thức tốt hơn so với những thời điểm khác. Vậy giai đoạn nào được coi là thời điểm vàng của trẻ và phải dạy trẻ như thế nào trong từng thời điểm vàng đó.1. Giai đoạn từ 1 - 2 tuổi

banner ads

Dạy con phát triển ngôn ngữ

Đây chính là giai đoạn hiếu động, tìm tòi khám phá mọi thứ ở trẻ. Nó cũng chính là thời điểm "vàng" cha mẹ cần nắm bắt để rèn trí thông minh cho trẻ.

Ở giai đoạn này trẻ mới bắt đầu tập nói và chưa thể hiểu hết ý nghĩa những lời nói của bố mẹ. Tuy nhiên, trẻ rất háo hức học nói và muốn cha mẹ trò chuyện cùng mình. Chưa hết, tuổi này trẻ bắt đầu nhận thức được một số sự vật xung quanh mình nên thường xuyên tò mò, tìm hiểu, bò khắp nhà.

Đối với giai đoạn này, cha mẹ cần tập trung vào việc dạy trẻ học nói và giao tiếp thông qua ngôn ngữ, cách biểu cảm ngôn ngữ, ánh mắt. Ví dụ, khi mẹ muốn bé hiểu một điều gì đó, hãy dùng hành động và giọng nói nhẹ nhàng để truyền tải thông điệp đến bé, tuyệt đối không quát hoặc nói quá to vì có thể khiến bé sợ hãi.

Cha mẹ luôn luôn tạo môi trường an toàn để bé thỏa thích khám phá. Không nên ngăn cản sự tò mò, khám phá ở trẻ trong giai đoạn này. Cha mẹ có thể thiết kế phòng chơi cho trẻ và cần tránh những vật dụng sắc nhọn có thể gây nguy hiểm cho con.

Một số trò chơi cha mẹ có thể cho con chơi trong giai đoạn này để phát triển trí tuệ như trò chơi ghép hình, vẽ tranh, bóng...

2. Giai đoạn từ 3 - 4 tuổi

Giai đoạn này bé đã lớn và hiểu biết hơn rất nhiều. Hầu hết các bé đều trang bị đủ số từ vựng để có thể hiểu và giao tiếp với cha mẹ. Bé cũng vẫn đang tiếp tục học và trao dồi thêm các từ vựng mới do đó, đây là giai đoạn khá nhạy cảm. Một số trẻ còn thể hiện cá tính độc lập, bướng bỉnh và không chịu làm theo người lớn.

Ngoài ra, ở giai đoạn này trẻ cũng đã bắt đầu hiểu được hậu quả của mỗi hành động của mình và biết làm việc có trách nhiệm hơn. Dẫu vậy, trẻ cũng sẽ không dừng việc mè nheo nếu mẹ không mua cho trẻ thứ trẻ muốn.

Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn "vàng" cha mẹ cần nắm bắt để phát triển trí thông minh ở trẻ. Hành động tốt nhất của cha mẹ lúc này là dành nhiều lời khen cho trẻ. Sở dĩ, trẻ con giai đoạn này rất thích được nịnh và cưng chiều, cha mẹ hãy áp dụng chiêu này để dẫn dắt trẻ đi đúng hướng. Hãy hạn chế trách mắng và luôn nhẹ nhàng với con. Tiếp đừng quên khuyến khích con luyện tập những thói quen tốt như nghe nhạc, tập thể dục, tự xúc ăn, tự vệ sinh thân thể... Chính mỗi bài học về bản thân của trẻ sẽ giúp trẻ trưởng thành hơn. Và dĩ nhiên, điều này có ảnh hưởng mạnh tới não bộ trẻ. Vì trẻ luôn vận động nên não bộ cũng sẽ phát triển không ngừng.

Mẹ cũng có thể cho trẻ chơi các trò chơi giàu tính trí tuệ hơn như xếp hình, rô bích, trò chơi khéo léo với đôi tay, một số trò chơi thông minh trên máy và đừng quên xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý cho trẻ.

3. Giai đoạn từ 5 - 6 tuổi

Cho trẻ chơi các trò chơi thông minh

Mẹ sẽ vô cùng ngạc nhiên với những thay đổi trong tính cách và hành động của trẻ. Bây giờ, con đã thực sự là một trẻ lớn và trưởng thành hơn rất nhiều so với những độ tuổi trước. Trẻ hiểu được mọi quy tắc thông thường trong cuộc sống và cũng hiểu được những giới hạn hành động của mình.

Trẻ gần như đã biết phân biệt đúng - sai, điều gì nên làm và không làm. Trẻ cũng biết kiểm soát hành động, biết sợ khi bố mẹ phạt và biết giận hờn bố mẹ. Nhìn chung, giai đoạn này tâm lý trẻ phát triển khá phức tạp và nhạy cảm, mọi hành động lời nói của cha mẹ cần phải cân nhắc để không làm tổn thương con.

Những việc cha mẹ nên làm trong giai đoạn này là vẫn duy trì thói quen khen ngợi và nhẹ nhàng với trẻ trong mọi tình huống. Tuyệt đối không mắng chửi, chê bai trẻ vì có thể ảnh hưởng tới nhân cách sống của trẻ sau này. Đặc biệt, não bộ trẻ giai đoạn này cũng rất phát triển và tiếp thu nhanh, mẹ có thể bắt đầu dạy trẻ học chữ, học toán và tập đọc, chơi những đồ chơi thông minh, đồ chơi điều khiển, dạy trẻ tập thể thao như đạp xe, bơi lội...

Mỗi hoạt động của trẻ đều là tiền đề quan trọng để phát triển trí thông minh.

4. Giai đoạn từ 6 - 7 tuổi

Trẻ bắt đầu bước vào bậc tiểu học và có những thay đổi mạnh trong tâm lý. Trẻ có thể ngang bướng hoặc nhút nhát và hiểu biết hơn rất nhiều. Tại môi trường học tập, trẻ sẽ được rèn luyện tính tự giác, tự lập. Trẻ cũng biết đến việc được khen chê trong học tập và quan trọng hơn, não bộ trẻ lúc này đang tập trung vào việc học nên cha mẹ cần phải can thiệp ngay để có thể giúp trẻ có niềm đam mê với việc học.

Đây là thời điểm vàng lý tưởng để cha mẹ định hướng và khơi dậy niềm đam mê học tập của trẻ. Do đó, hãy dành thời gian trò chuyện với con về việc học tập, môi trường học, bạn bè. Đừng quên gỡ rối cho trẻ những rắc rối ở trường, những bài tập khó và rèn cho con ý thức tự học.

Cha mẹ cũng đừng đặt nặng vấn đề điểm số với trẻ vì trẻ tiểu học vẫn trong giai đoạn làm quen với việc học tập, việc tạo áp lực cho con trong học tập chỉ khiến con sợ học mà thôi.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI