Phòng tránh 4 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với trẻ tiểu học

Trường học là nơi trẻ dễ bị lây lan các bệnh truyền nhiễm vì có đông trẻ em, vốn là đối tượng dễ mắc bệnh và lây lan cho nhau một cách nhanh chóng qua vui chơi, trò chuyện, gần gũi nhau. Vì thế các mẹ không nên xem thường nhé!

banner ads

Dưới đây là 4 bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trường, các mẹ nên quan tâm và nếu không may con mắc phải thì cần có hướng điều trị phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ.

17337-benh-truyen-nhiem-3.jpg

Trường học là nơi trẻ dễ bị lây lan các bệnh truyền nhiễm vì có đông trẻ em

1. Thủy đậu

Dân gian hay gọi bệnh này là trái rạ, rất thường gặp ở trẻ em vì dễ lây lan do virus gây bệnh có thể “bay” trong không khí, truyền từ người này sang người khác. Chưa kể, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài 2-3 tuần nên cả người bệnh lẫn người xung quanh không biết, chủ quan không phòng tránh nên càng làm tăng nguy cơ truyền nhiễm. Theo các chuyên gia, hơn 90% trẻ không được chủng ngừa sẽ bị bệnh thủy đậu nếu tiếp xúc với nguồn bệnh.

Để trách mắc bệnh thủy đậu, cách tốt nhất là tiêm vắc xin cho trẻ. Nếu lúc nhỏ trẻ chưa được chích ngừa thì ở tuổi 6-12 các mẹ vẫn có thể đưa con đi tiêm phòng bổ sung. Trong trường hợp lỡ tiếp xúc với người bệnh thì trong vòng 3 ngày, các mẹ nên đưa con đi chích ngừa để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cao nhất có thể.

17336-benh-truyen-nhiem-2.jpg

Nếu trẻ lỡ tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu nên đưa trẻ đi tiêm phòng ngay để hạn chế nguy cơ mắc bệnh

2. Bệnh tay chân miệng

Đây là bệnh vừa phổ biến vừa nguy hiểm, nếu mắc bệnh có thể gây cho trẻ nhiều tác hại như mỏi mệt, đau đớn, không chịu ăn uống… Virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây lan từ trẻ này sang trẻ khác qua đường hô hấp, thở, tiếp xúc trực tiếp dịch, nước bọt hay bề mặt có virus gây bệnh…

Thông thường, trẻ mắc bệnh tay chân miệng sẽ bị cách ly khỏi trường và cả gia đình, môi trường xung quanh trẻ bệnh phải được khử trùng. Để phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ, một trong những cách là các mẹ cần dạy con thói quen rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, đi vệ sinh…

3. Đau mắt đỏ

Thực chất của bệnh là kết mạc của mắt trẻ bị viêm, khiến mắt bị nóng, rát, có cảm giác bị cộm lợn cợn, sưng và không nhìn thấy rõ. Để lâu từ 5 đến 7 ngày thì mắt sẽ bị đỏ, ngứa rát nặng, chảy nước mắt hoặc đổ ghèn, trẻ có thể bị sốt, nổi hạch, đau họng…

17335-benh-truyen-nhiem-1.jpg

Đau mắt đỏ cũng là một bệnh rất dễ lây lan ở trẻ tiểu học

Đau mắt đỏ rất dễ lây lan vì cũng có thể truyền từ trẻ này sang trẻ khác qua không khí, qua tiếp xúc hay dùng chung đồ chơi, khăn mặt, chăn màn gối… với người bệnh. Để hạn chế mắc bệnh đau mắc đỏ, trẻ cần tránh tiếp xúc với người bệnh, vệ sinh mắt hàng ngày với dung dịch nước muối sinh lý, tránh dụi mắt…

4. Nhiễm khuẩn amip

Đây cũng là bệnh khá phổ biến ở trẻ với các biểu hiện thường gặp là mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy có lẫn máu… Nếu trẻ không may mắc phải bệnh nhiễm khuẩn amip, các mẹ cần theo dõi kỹ trẻ trong ít nhất một ngày đêm và đến bác sĩ để được điều trị hiệu quả.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI