1. Phơi nắng cho trẻ sơ sinh mang lại những lợi ích gì?
Chúng ta cũng cần nhắc lại lý do tại sao nên phơi nắng cho trẻ. Vì, trong tia nắng mặt trời có vitamin D, canxi rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Cụ thể, canxi giúp chiều cao và hệ xương của con được ổn định và đây là khoáng chất không thể thay thể cho sức khỏe của răng miệng, tim mạch, các tế bào thần kinh và enzyme. Bên cạnh đó, canxi còn giúp điều hòa nhịp tim, kháng khuẩn, giúp đông máu và dẫn truyền các tín hiệu thần kinh. Thiếu canxi sẽ gây nên tình trạng còi xương, co rút cơ…
Để hấp thụ canxi thì cơ thể cần chất dẫn truyền là vitamin D. Cho nên vitamin D và canxi là cặp đôi hỗ trợ cho nhau. Thiếu vitamin D sẽ gây giảm hấp thụ canxi, khiến bé bị còi xương, biến dạng xương. Cách tốt nhất để cân bằng, bổ sung, thì mẹ nên cho con phơi nắng hàng ngày. Tuy nhiên nếu bổ sung vitamin D không đúng cách cũng có thể gây ra những bệnh lý không tốt cho sức khỏe của trẻ.
2. Những điều cần biết khi phơi nắng cho trẻ sơ sinh
Để đảm bảo an toàn và phát huy hết tác dụng của việc phơi nắng thì mẹ cần phải nắm được các lưu ý cơ bản dưới đây.
2.1 Trẻ bao nhiêu tháng tuổi có thể phơi nắng?
Khi con yêu được 1 tuần tuổi thì mẹ đã có thể cho con phơi nắng. Phơi nắng giúp cơ thể tự sản xuất được vitamin D. Theo nghiên cứu thì có đến 80% vitamin D được tổng hợp theo phương pháp này, 20% vitamin D còn lại ở sữa mẹ và các thực phẩm bổ sung khác.
2.2 Phơi nắng lúc mấy giờ là tốt nhất?
Thời gian tắm nắng tốt nhất là từ 6 đến 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Thời điểm 6 - 9 giờ sáng tia hồng ngoại và tia cực tím trong ánh nắng mặt trời vừa đủ để giúp quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra ổn định. Bên cạnh đó, thời gian sau 5 giờ chiều, tia X - quang trong tia nắng mặt trời giúp con hấp thụ phot pho và canxi tối đa.
2.3 Thời gian phơi nắng bao lâu là đủ?
Thời gian tắm nắng cho bé phụ thuộc khá nhiều vào độ tuổi, nhưng thông thường trung bình phơi từ 10 đến 30 phút/ngày là hợp lý nhất. Để con thích nghi với phương pháp này thì những ngày đầu mẹ có thể cho con tắm trong bóng râm 10 phút và tăng dần thời gian ở những ngày tiếp theo.
Mỗi đợt phơi nắng chỉ nên kéo dài trong 10 ngày rồi nghỉ 10 ngày. Với trẻ sơ sinh mẹ không cần phải cho con phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời mà có thể cho con ngồi bên cửa sổ, ở ban công là được.
2.4 Những trường hợp nào không được phơi nắng
Không phải trẻ sơ sinh nào cũng áp dụng được phương pháp phơi nắng. Với những trẻ đang điều trị các bệnh cấp tính, trẻ bị bệnh nội tiết như herpes, basedow hay đang dùng kháng sinh nhóm Quinolon thì không nên thực hiện việc này.
3. Những lưu ý khi phơi nắng cho trẻ
- Nơi phơi nắng cho con phải là nơi thoáng đãng, không được có gió quá mạnh. Mặt trời không được chiếu thẳng vào đầu, mặt và mắt của con.
- Khi phơi nắng cho trẻ bên cửa sổ thì mẹ nên mở cửa kính để tránh cản trợ việc hấp thụ tia hồng ngoại. Thời tiết giao mùa hoặc thay đổi khí hậu không nên áp dụng phương pháp này.
- Mẹ nên để hở tay và chân con, mặc ít lớp áo quần để da được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt.
- Với trường hợp khi đang phơi nắng nhưng da bé chuyển sang màu đỏ, người mồ hôi nhiều, tim đập mạnh thì mẹ nên cho con uống ngay một ít nước lọc và lấy khăn ấm lau khô người.
- Việc phơi nắng cho con yêu phải được thực hiện đúng cách bởi vì bổ sung vitamin D quá nhiều sẽ khiến cơ thể bé mệt mỏi, chán ăn, tổn thương thận, tăng huyết áp và nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Phơi nắng cho trẻ sơ sinh là một trong những phương pháp bổ sung vitamin D theo cách tự nhiên tốt nhất. Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên bổ sung chất dinh dưỡng cho con đầy đủ, qua nguồn sữa mẹ, qua thức ăn, để cơ thể bé phát triển toàn diện nhé.
Tuyết Nguyễn tổng hợp