Nước ối nhiều ảnh đến thai nhi ra sao và mẹ cần phải làm gì?

Nước ối nhiều trong quá trình mang thai có thể xảy ra với bất cứ mẹ bầu nào. Nước ối nhiều có thể rơi vào tình trạng dư ối hay đa ối trong đó, đa ối được xem là bệnh lý có khả năng gây nguy hiểm cho cả thai nhi và mẹ, ở những mức độ khác nhau.

banner ads

1. Tại sao lại xuất hiện tình trạng nước ối nhiều?

Tình trạng nước ối nhiều có thể xảy ra ở các trường hợp như mẹ mang đa thai, hay mẹ bị bệnh tiểu đường thai kỳ. Nhất là tiểu đường thai kỳ thường gây ra tình trạng nhiều ối, chiếm đến 10% các trường hợp mẹ bị nhiều ối.

Nước ối nhiều cũng có thể do thai nhi bị dị tật, nuốt ít nước ối hoặc thậm chí không nuối nước ối, nhưng thận vẫn bài tiết bình thường. Tình trạng này khiến nước ối nhiều và khả năng dẫn đến tình trạng đa ối cao.

Ngoài ra còn có nhiều trường hợp khác liên quan đến tình trạng sức khỏe, phát triển của thai nhi hay sức khỏe của mẹ cũng có thể dẫn đến tình trạng nhiều ối.

Mẹ bầu thử tiểu đường
Tiểu đường thai kỳ cũng có thể gây ra tình trạng nhiều nước ối. Ảnh Internet

2. Nước ối nhiều ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ ra sao?

Khi nước ối nhiều trở thành bệnh lý, có khả năng gây nhiều biến chứng cho thai nhi như tình trạng bong nhau thai, sa dây rốn, tình trạng tăng trưởng của thai nhi bị hạn chế, khả năng sinh non , ngôi thai không thuận lợi...và nặng nhất là khả năng thai chết lưu.

banner ads

Về phía người mẹ, nguy cơ lớn nhất với mẹ khi tình trạng nước ối nhiều trở thành bệnh lý là khả năng bị chảy máu hay băng huyết sau khi sinh cao hơn bình thường.

3. Nước ối nhiều mẹ cần phải làm gì?

Như đã đề cập nước ối nhiều có thể vẫn ở mức an toàn với mẹ bầu nhưng cũng có thể dư thừa nhiều trở thành bệnh lý. Để xác định cụ thể cho từng trường hợp, khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ nước ối nhiều, mẹ cần đi bệnh viện để thăm khám, kiểm tra. Từ kết quả cho biết lượng nước ối dư ở ngưỡng nào, có cách xử lý cải thiện đúng.

Mẹ bầu khám bác sỹ
Nếu nghi ngờ hoặc có dấu hiệu nhiều ối, mẹ bầu cần đi bệnh viện tham khám ngay để kiểm tra. Ảnh Internet

3.1 Nếu nước ối nhiều nhưng lượng dư không quá lớn, vẫn ở mức an toàn

  • Mẹ cần theo dõi kỹ lưỡng, tuân thủ lịch hẹn khám thai, để chắc chắn kiểm soát tốt và không khiến tình trạng nhiều ối trở nên nghiêm trọng.
  • Tăng cường nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ.
  • Không uống quá nhiều nước. Chỉ cần đảm bảo mức tối thiểu 1.5 lít và tối đa 2 lít/ ngày.
  • Lưu ý chế độ dinh dưỡng, kiểm soát chặt hơn chế độ ăn của mình. Không ăn mặn, không ăn quá nhiều các loại canh hay súp hãy chế biến dạng luộc hoặc hấp, và giảm bớt các loại quả mọng nước như dưa hấu, bưởi, cam,....Tăng cường rau xanh và các loại quả giàu chất xơ.
  • Bổ sung đủ dưỡng chất và không kiêng khem về chế độ ăn uống quá mức, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung.

3.2 Nếu tình tràng nước ối nhiều trở thành bệnh lý

Tùy vào mức độ bệnh, bác sỹ có thể kê thuốc lợi tiểu cho mẹ bầu, cũng là cách để giảm bớt ối. Ở trường hợp nặng hơn, sẽ tiến hành chọc ối để rút bớt lượng nước ối bị thừa. Quy trình này được tiến hành bởi bác sỹ có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm, để đảm bảo an toàn cao nhất cho thai nhi. Phương pháp dùng đến thuốc làm giảm việc sản xuất ối cũng có thể được thực hiện, nếu mẹ bầu đang ở giai đoạn trước tuần 32 của thai kỳ.

Chọc ối được tiến hành bởi bác sỹ có chuyên môn cao
Chọc ối được tiến hành bởi bác sỹ có chuyên môn cao. Ảnh Internet

Nếu tình trạng bệnh lý ở mức nghiêm trọng, diễn tiến phức tạp và không có dấu hiệu cải thiện, mẹ bầu có thể được yêu cầu nhập viện để theo dõi chặt chẽ hơn, cũng có thể được yêu cầu chỉ định kích thích sinh sớm hay mổ đẻ, nhằm bảo đảm an toàn cho cả mẹ và con.

Có thể nói rằng, nước ối nhiều dù không phải là tình trạng phổ biến, nhưng mẹ bầu cũng không nên chủ quan vì mọi mẹ bầu đều có nguy cơ nhiều nước ối. Bởi, trong suốt quá trình mang thai, rủi ro liên quan đến sức khỏe cả mẹ và thai nhi luôn hiện hữu. Do vậy, chủ động chăm sóc sức khỏe thai kỳ một cách nghiêm ngặt, nhất là chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, cũng như tuân thủ lịch tiêm phòng cần thiết, lịch khám thai định kỳ,...là cách giúp mẹ bầu phần nào tránh được tình trạng nhiều nước ối. Hoặc ít nhất, sự chủ động tích cực của mẹ bầu sẽ giúp mẹ tránh được những mối nguy hiểm do tình trạng nhiều ối gây ra, cũng như có cách xử lý kịp thời, bảo đảm an toàn cho thai nhi và mẹ ngay cả trong những tình huống không mong muốn.

Cát Lâm tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI