Nỗi thiệt thòi của con trẻ khi có mẹ đơn thân

Không xấu về ngoại hình, thu nhập ổn định, nhưng một số phụ nữ sẵn sàng chấp nhận cảnh: Không chồng mà có con. Hiện tượng này làm nhiều chuyên gia về tâm lý, xã hội học lo lắng tình trạng dễ bị tổn thương cho đứa trẻ sinh ra trong gia đình “khuyết thiếu”.

banner ads

6710-baby-and-mother.jpg

Mẹ đơn thân ngày càng nhiều khiến các nhà tâm lý, xã hội học lo lắng những đứa con dễ bị tổn thương. Ảnh minh họa

Những bà mẹ “2 trong 1”

Thời gian qua, những câu chuyện của các nữ ca sĩ làm mẹ đơn thân được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, xu hướng làm mẹ đơn thân không chỉ được nhiều người nổi tiếng lựa chọn mà không ít phụ nữ trẻ sẵn sàng chấp nhận vất vả và áp lực của gia đình, xã hội để nuôi con một mình. Đằng sau lựa chọn, đó là những câu chuyện chứa nhiều "ám ảnh".

Theo một chuyên gia tâm lý chia sẻ, hiện nay ngoài những phụ nữ xin tư vấn về quyết định có nên ly hôn và trở thành bà mẹ đơn thân, còn có nhiều trường hợp phụ nữ có học thức, có địa vị xã hội muốn được tham vấn tâm lý về việc nuôi con một mình.

banner ads

Trường hợp một phụ nữ 33 tuổi, là thạc sỹ đang dạy ở một trường đại học nổi tiếng ở Hà Nội làm vị chuyên gia tư vấn tâm lý này nhớ nhất. Cô gái chia sẻ về đám cưới của mình bị hủy ngay trước ngày đón dâu. Chú rể trước hôm cưới có hẹn cô đi uống nước. Cô nghĩ rằng đó là cuộc trao đổi về đám cưới, tuy nhiên cuộc gặp có sự xuất hiện của người thứ ba là một cô gái. Cô gái này quỳ gối xuống xin "cô dâu" hãy để đứa bé trong bụng của cô có cha.

Dù người phụ nữ cần được tư vấn này chia sẻ, mối tình của họ đã được "thử lửa" đến 5 năm nhưng tất cả đều "thua" đứa bé đang trong bụng cô gái kia. Ba năm "trốn chạy" quá khứ để sống và học tập tại Úc theo ngành truyền thông cũng không "cứu vớt" được nỗi đau trong cô. Cô không còn tin ở đàn ông. Cô gái này muốn được tư vấn về việc làm mẹ đơn thân bằng cách thụ tinh nhân tạo. Cô sợ bị phản bội, sợ lấy chồng rồi phải đối mặt với nguy cơ ly hôn, đổ vỡ niềm tin , lo bị chồng phụ bạc.

Ngược lại với ý định không muốn lập gia đình, cô gái này lại có một mong muốn được làm mẹ, được nuôi dạy đứa con của chính mình mà không cần biết đến người cha của con mình.

"Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh" là câu mà các bà mẹ thường "dặn mình" và để nói với những người xung quanh khi được hỏi về cuộc sống của bà mẹ đơn thân. Không phải ai cũng có đủ điều kiện kinh tế bỏ ra vài chục triệu đồng để thực hiện mong ước làm mẹ đơn thân.

Câu chuyện về "phương pháp" để làm mẹ đơn thân của chị Nguyễn Thị N, giáo viên một trường THCS tại Sơn Tây, Hà Nội lại là kết quả không lường trước cho sự lựa chọn của chị. Sau những mối tình đi qua cuộc đời, chị N. vẫn không có một cuộc hôn nhân như mong muốn.

6713-cute-sad-girl-fashion-lovely.jpg

Ngày càng có nhiều phụ nữ muốn làm mẹ đơn thân do mất niềm tin vào hôn nhân. Ảnh minh họa

Đến tuổi 35, chị N. muốn có một đứa con để được nuôi, để hy vọng và để được lo lắng. Tuy nhiên, người chị "nhờ cậy" giúp thực hiện mong muốn lại là một đồng nghiệp cùng trường. Chị N. hứa sẽ không liên quan bất cứ điều gì với cha đứa trẻ. Nhưng không ai ngờ rằng, đứa bé sinh ra lại giống cha như hai giọt nước. Hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp xì xào, đồn đoán về cha đứa trẻ. Sau chuỗi ngày dư luận đàm tiếu, chỉ trích, gia đình người đàn ông được chị "nhờ cậy" phải chuyển vào tận Tây Nguyên sinh sống. Anh chồng này quyết định chuyển đi theo ý vợ để chứng tỏ là "không còn quan hệ gì" sau cuộc "nhờ vả" làm cha đó.

Y tá Nguyễn Thị Cải, Bệnh viện Phụ sản TW chia sẻ: "Giờ những phụ nữ vào Viện sinh con chỉ có sự chăm sóc của mẹ đẻ không còn quá hiếm. Dù "vượt cạn" một mình nhưng những phụ nữ này vẫn ngập tràn niềm vui với thiên thần bé nhỏ của mình".

Mất niềm tin vào hôn nhân?

Trên các trang web dành cho chị em đều lập những chuyên mục dành riêng cho các bà mẹ đơn thân, chia sẻ về cuộc sống của họ. Họ tự hào về sự khôn lớn, dễ thương của đứa trẻ bao nhiêu thì kèm theo đó là một chuỗi những câu hỏi băn khoăn với việc phải trả lời đứa con mình ra sao về cha của chúng. Trong mỗi câu chuyện của họ đều ẩn chứa một nỗi niềm, sự lo lắng về sự phát triển triển tâm sinh lý cho đứa con sinh ra trong một gia đình khuyết thiếu người cha.

Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng: v iệc làm mẹ đơn thân nằm trong một xu hướng toàn cầu. Đó là sự gia tăng số người độc thân (cả nam và nữ) trong xã hội. Nó nằm trong 3 xu hướng toàn cầu: Ngoại tình tăng, ly hôn tăng, vì vậy mà độc thân tăng. Hôn nhân hiện đại với một số người có quá nhiều rủi ro, Việt Nam cũng đang nằm trong xu thế chung đó.

Thành viên hoalantim tâm sự trong diễn đàn của các bà mẹ đơn thân trên một web dành cho mẹ và bé rằng: "Con mình mới 4 tuổi, cái tuổi này còn nhỏ quá. Mình không dám nói sự thật cho nhóc biết, chỉ nói là bố đi làm xa, một ngày nào đó bố sẽ về. Đôi khi nhóc hỏi khi nào bố về, mình xót lắm. Biết nói sao giờ, đây là vấn đề mình đau đầu, không lẽ mình nói dối mãi, nói thật ra thì nhóc còn nhỏ qua chưa hiểu gì".

6712-gtymotherholdsbabyshandll120110wg.jpg

Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình "khuyết" dễ phát triển lệch lạc. Ảnh minh họa

Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng, hiện tượng nhiều phụ nữ tự nguyện làm mẹ đơn thân cho thấy, họ bị mất lòng tin vào hôn nhân, đặc biệt với những phụ nữ có học thức và điều kiện kinh tế. Họ nhìn thấy những người có chồng bị bất hạnh nhiều, sự ghen tuông của người chồng, hạn chế sự nghiệp của họ, nhất là đàn ông Việt còn chịu ảnh hưởng tư tưởng phong kiến, vẫn đòi dạy vợ, "phu xướng phụ tùy" (chồng nói vợ phải theo). Nhiều ông chồng gia trưởng áp đặt, bạo hành vợ dẫn đến ly hôn gia tăng. Thậm chí, nhiều phụ nữ Việt hiện này còn "sính" lấy chồng ngoại vì đàn ông phương Tây có xu hướng tôn trọng vợ, dễ có hạnh phúc hơn”.

Dù với lý do gì đi nữa, rõ ràng làm mẹ đơn thân sẽ khổ đủ đường, chưa kể đứa trẻ sẽ bị nhiều thiệt thòi, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý. Xã hội không lên án người mẹ không chồng mà vẫn có con. Tuy nhiên trước khi đi đến quyết định này, mỗi người trong chúng ta hãy nên suy nghĩ hơn: Người mẹ dù cố gắng đến đâu cũng không thể thay thế vai trò của người cha...

Trẻ thiệt thòi, dễ phát triển lệch lạc

Theo một chuyên gia xã hội học, tùy thuộc vào hoàn cảnh mà người mẹ đơn thân gặp nhiều hay ít khó khăn. Nhiều người mẹ đơn thân khó khăn về kinh tế, nhất là lúc đau ốm, hoạn nạn không ai chăm sóc. Họ bị sức ép từ cha mẹ, họ hàng, điều này không dễ để vượt qua. Đặc biệt, đối với đứa trẻ, do đặc điểm giới tính (đàn ông cứng rắn, kiên quyết hơn), người mẹ dù có cố gắng đến đâu cũng không thay thế được vai trò người cha. Thông thường, những bà mẹ đơn thân sẽ cố gắng tìm cách bù đắp sự khuyết thiếu của người cha. Chính vì vậy, những đứa trẻ dễ bị nuông chiều quá mức dẫn đến sự phát triển lệch lạc.

Nguồn Zing

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI