Yeutre.vn xin giới thiệu đến ba mẹ 4 lưu ý nằm lòng dưới đây:
Ba mẹ cần khiêm tốn, tôn trọng khi trò chuyện với giáo viên của con
1. Khiêm tốn, tôn trọng
Đứng trước giáo viên của con, ba mẹ cần giữ lễ, tỏ ra khiêm tốn và biết tôn trọng. Điều này cực kỳ cần thiết vì sẽ cho giáo viên cái nhìn tốt đẹp về phụ huynh của con, nhìn nhận ba mẹ là người hiểu chuyện, văn minh và cũng sẽ tôn trọng lại. Ngay cả khi ba mẹ nhận được phàn nàn của con rằng thầy cô giáo ở trường có vấn đề gì đó, thì lưu ý này vẫn cần được tuân thủ.
2. Hỏi và lắng nghe
Nếu có bất kỳ thắc mắc, nghi vấn hay băn khoăn nào, ba mẹ cần tìm cách lựa lời trình bày với giáo viên của con, cùng trò chuyện, trao đổi một cách chân thành. Mọi thắc mắc đều cần được giải quyết, kể cả những lỗi lầm hay phản ánh tế nhị của con dành cho giáo viên.
Khi có thắc mắc gì với giáo viên, cần lựa lời nói cho phù hợp và bình tĩnh lắng nghe
Để được như vậy, ba mẹ cần lưu ý thêm một nguyên tắc là phải biết lắng nghe giáo viên, như vậy thì mới tìm được tiếng nói chung trong việc dạy dỗ con nên người.
3. Cho giáo viên biết nếu gia đình có chuyện bất ổn
Trường hợp không may gia đình bạn gặp phải chuyện không vui, như tang ma, vợ chồng lục đục, li dị, anh em không hòa thuận…, ba mẹ cần chia sẻ với giáo viên để nhờ giáo viên chú ý đến con nhiều hơn, kịp thời phát hiện và điều chỉnh những dấu hiệu bất thường ở con, nếu có. Ngay cả những tật xấu của con ở nhà, ba mẹ cũng có thể chia sẻ và nhờ giáo viên tư vấn giúp cách uốn nắn, rèn dũa con.
4. Khen ngợi khi cần
Hãy khen ngợi giáo viên khi cần thiết, tuy nhiên không nên quá đà
Kể cả giáo viên thì cũng rất thích những lời khen ngợi. Do đó, ba mẹ đừng quá tiết kiệm lời khen dành cho thầy cô giáo của con, nếu điều đó xứng đáng và đừng khen kiểu tâng bốc quá đà, gây phản cảm. Sự thích thú của giáo viên cũng góp phần khiến họ dành tâm trí cho con bạn nhiều hơn. Tất nhiên đó không phải là sự nịnh nọt.
Yeutre.vn (Tổng hợp)