Những nguyên nhân phổ biến khiến bạn chậm có tập 2

Mọi chuyện có vẻ vô cùng suôn sẻ với bạn trong tập một. Nhưng khi muốn có tập hai bạn lại đang gặp phải trở ngại đáng kể dù vẫn đang “thả tự do”. Lý do vì sao?

banner ads

1. Những nguyên nhân phổ biến khiến mẹ chậm có tập hai

Thói quen sinh hoạt thay đổi

22179-cham-co-thai-3.jpg

Sự căng thẳng có thể dẫn đến việc chậm có thai.

Sau khi lên chức bố mẹ, cuộc sống và gánh nặng kinh tế có thể khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng nhiều hơn. Những đêm trằn trọc, không thẳng giấc là điều thường xuyên diễn ra khi bạn phải chăm sóc con nhỏ. Để có sức chống chọi với những thay đổi ấy, bạn cần đến các thức uống caffeine hoặc sử dụng các chất kích thích có chứa nicotin nhiều hơn… Tất cả những thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh đó đã phần nào ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bạn. Nó góp phần làm giảm sự tăng tiết các hormone sinh dục đồng thời cũng đẩy nhanh hơn quá trình lão hóa. Đó chính là những nguyên nhân làm hạn chế khả năng thụ thai thành công.

banner ads

Tuổi tác

Đối với người phụ nữ, tuổi tác là một vấn đề rất đáng quan tâm khi bàn về sức khỏe sinh sản. Nếu bạn đang ở độ tuổi trên 35, khả năng thụ thai đứa con thứ hai của bạn sẽ thấp hơn rất nhiều khi bạn ở vào những lứa tuổi thấp hơn. Đó là bởi chức năng của buồng trứng và các bộ phận sinh sản khác bao giờ cũng tỷ lệ nghịch với tuổi tác.

Mắc các vấn đề phụ khoa

Sau khi sinh, người phụ nữ có thể trở thành các trường hợp vô sinh thứ phát do những viêm nhiễm phụ khoa hoặc mắc phải các căn bệnh như lạc nội mạc tử cung, viêm vòi trứng… Đây có thể một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chậm có thai.

Vấn đề sức khỏe sinh sản đến từ chồng

22178-cham-co-thai-1.jpg

Nếu vấn đề sức khỏe của bạn không có vấn đề, nguyên nhân của sự chậm trễ có thể đến từ chồng.

Nếu vấn đề sức khỏe của bạn không có vấn đề, nguyên nhân của sự chậm trễ có thể đến từ chồng bạn. Hãy động viên và khích lệ anh ấy thử đến khám tại các bệnh viện sản để biết rõ nguyên nhân. Nếu việc điều trị khả quan cũng sẽ đem lại một tinh thần phấn chấn cho cả hai để việc thụ thai trở nên dễ dàng hơn.

2. Khắc phục khó khăn

Để có thể sinh con thứ hai thuận lợi, các cặp vợ chồng cần lưu ý:

22177-cham-co-thai-6.jpg

Khám phụ khoa định kỳ giúp bạn phát hiện và điều trị kịp thời các viêm nhiễm mắc phải.

+ Nên có sẵn cho mình một kế hoạch sinh đẻ phù hợp. Khi đã xác định sẽ sinh thêm con sau lần sinh thứ nhất, bạn nên có kế hoạch tránh thai ngay sau khi sinh để giãn cách năm sinh của mỗi bé không quá dày mà cũng không quá thưa.

+ Tối thiểu 6 tháng, người mẹ cần đi khám phụ khoa một lần để phát hiện và điều trị kịp thời nếu có bất cứ bất thường nào.

+ Với những người từng có tiền sử sảy thai hoặc sinh non, cần được thăm khám sức khỏe sinh sản định kỳ.

+ Duy trì chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh giữa hai vợ chồng.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI