Những dấu hiệu cho biết cơ thể bạn đã sẵn sàng mang thai

Để có được sự khởi đầu tốt nhất cho một thai kỳ thành công, bạn cần biết cơ thể mình đã sẵn sàng để mang thai hay chưa?

banner ads

Một cơ thể khỏe mạnh không chỉ làm tăng cơ hội thụ thai mà nó cũng giúp bạn có được một thai kỳ khỏe mạnh như mong đợi.

Vì sao cơ thể cần phải khỏe mạnh trước khi có thai?

43294-dinh-duong-thai-ky-1.jpg

Một cơ thể khỏe mạnh trước khi có mang là một nền tảng tuyệt vời cho việc thụ thai và mang thai

Một cơ thể khỏe mạnh trước khi có mang là một nền tảng tuyệt vời cho việc thụ thai và mang thai. Cơ thể khỏe mạnh phải đạt trọng lượng tốt, tức chỉ số BMI ở giữa khoảng 19 - 25.

Nếu thừa cân, bạn sẽ phải giảm cân để hạn chế các vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến chính mình và em bé. Điều này thật sự rất đáng lo ngại nếu chỉ số BMI của bạn ≥ 30.

Áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng và điều độ ngay từ bây giờ sẽ cho bạn một khởi đầu tuyệt vời để thụ thai và mang thai đúng như mong đợi.

Nếu bạn đang thiếu cân, có thể gặp các chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra biện pháp tăng cân lành mạnh và cải thiện chỉ số BMI của mình. Ngoài ra, bạn cũng nằm trong số những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn nếu quá gầy. Và đó là một trở ngại lớn đối với việc thụ thai. Tuy nhiên, chỉ cần đạt được trọng lượng phù hợp, trong thời gian ngắn bạn sẽ có thai trở lại.

Có nên ngưng hút thuốc, uống rượu và dùng các chất kích thích trước khi mang thai?

Hút thuốc hay uống rượu đều là những thói xấu gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho thai nhi nếu bạn thụ thai. Nguy cơ sẩy thai vì thế cũng tăng cao. Tất nhiên, những loại thuốc kích thích nằm trong danh sách cấm như ma túy, cần sa… càng có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi. Chưa kể, khi có thai, bạn thường không nhận biết ngay. Do đó, tốt nhất nên từ bỏ những loại thuốc vô cùng độc hại này để bảo vệ cả bé và bạn trong những tuần đầu tiên của thai kỳ.

43295-dinh-duong-thai-ky-3.jpg

Hút thuốc hay uống rượu đều là những thói xấu gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho thai nhi nếu bạn thụ thai

Riêng về rượu, không cách nào để biết lượng bao nhiêu là phù hợp cho một thai phụ. Tuy nhiên, rủi ro sinh em bé đần độn và dị thể sẽ càng tăng theo số lượng rượu bia mẹ bầu uống trong thai kỳ. Vì thế, tốt nhất hãy nên từ bỏ.

Nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào trong thai kỳ, hãy báo với bác sĩ để họ có thể theo dõi sức khỏe của bạn suốt thời kỳ thai nghén. Ngoài ra, họ sẽ hỗ trợ để cung cấp cho bạn những loại thuốc hoặc liệu trình phù hợp nhất để bạn nhanh chóng thụ thai.

Có nên gặp bác sĩ trước khi cố gắng để thụ thai?

Nếu bạn khỏe mạnh và không có bất cứ trở ngại nào về sức khỏe để thụ thai và sinh con, bạn không cần tìm đến bác sĩ trước khi muốn có thai. Nhưng nếu vừa trải qua ca phẫu thuật, bạn nên đến gặp bác sĩ. Phần lớn trường hợp phẫu thuật đều phải làm các bài kiểm tra nghiêm ngặt trước khi vợ chồng muốn có con.

Mặc dù các bài kiểm tra này không nhất thiết phải do bác sĩ thực hiện mà các nữ hộ sinh hoặc y tá vẫn có thể kiểm tra các vấn đề sức khỏe này. Tuy nhiên, gặp bác sĩ vẫn là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe lâu dài, nhất là khi bạn có thể tiền sử bệnh động kinh, hen suyễn hoặc bệnh tiểu đường.

Nếu đang dùng thuốc đặc trị, có thể bạn sẽ được chỉ định thay thuốc để phù hợp hơn với nhu cầu có con. Điều này là do một số loại thuốc không đủ an toàn đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn cũng không bao giờ tự ý ngưng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Nếu phải thay thuốc điều trị, cơ thể của bạn sẽ cần thêm thời gian để điều chỉnh cho phù hợp. Vì vậy, tốt nhất bạn phải hẹn gặp bác sĩ tổi thiểu 3 tháng trước khi có kế hoạch thụ thai.

Một số loại thuốc không cần kê toa (OTC – Over the counter) như ibuprofen cũng không thực sự an toàn cho phụ nữ trước và trong thai kỳ. Do đó, hãy hỏi các dược sĩ thật kỹ về thuốc này trước khi mua.

Một buổi kiểm tra sức khỏe trước thai kỳ bao gồm nội dung gì?

Nếu bạn quyết định khám sức khỏe trước khi mang thai, các bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn những vấn đề sau:

  • Công việc của bạn có gắn với các chất độc hại không?
  • Bạn có nhiều thời gian để nghỉ ngơi không?
  • Sức khỏe và lối sống của bạn hiện nay?
  • Mỗi ngày bạn tập bao nhiêu bài thể dục?
  • Tâm trạng và cảm xúc hiện tại của bạn ra sao?
  • Thói quen ăn uống của bạn như thế nào?

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng muốn biết về tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn như:

  • Bệnh tiểu đường
  • Hen suyễn
  • Huyết áp cao
  • Động kinh
  • Các vấn đề về tuyến giáp
  • Các vấn đề về tim mạch
  • Các vấn đề về sức khỏe tâm thần

Những điều nên thảo luận tại buổi khám sức khỏe tiền thai kỳ:

43296-dinh-duong-thai-ky-4.jpg

Hãy nói cho bác sĩ biết bất kỳ một bệnh hoặc đặc điểm di truyền nào trong gia đình của bạn

Tiền sử bệnh lý mang tính di truyền trong gia đình: Hãy nói cho bác sĩ biết bất kỳ một bệnh hoặc đặc điểm di truyền nào trong gia đình của bạn đặc biệt là các bệnh như: hồng cầu hình liềm, bệnh thiếu máu hoặc bệnh xơ nang.

Biện pháp tránh thai đã dùng: Phần lớn các biện pháp tránh thai không ảnh hưởng đến việc thụ thai. Nhưng nếu đã sử dụng phương pháp tiêm thuốc tránh thai, có thể bạn sẽ mất khoảng 1 năm để có thai trở lại sau khi tiêm thuốc.

Bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn về bất kỳ đợt đình chỉ thai, sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung mà bạn đã từng trải qua. Mặc dù đó là chuyện không vui nhưng nó cần thiết để giúp các bác sĩ nắm rõ tình trạng sức khỏe thai kỳ của bạn trước kia nhằm đưa ra hướng theo dõi và biện pháp chăm sóc thai kỳ tốt nhất.

Có nên xét nghiệm trước khi lên kế hoạch mang thai?

Tùy thuộc vào hoàn cảnh và sức khỏe của mỗi người để có thể trả lời cho câu hỏi này. Các xét nghiệm và sàng lọc thông thường trước khi mang thai bao gồm:

Xét nghiệm cho các trường hợp STIs

Nếu đã từng quan hệ tình dục không được bảo vệ (bao gồm cả quan hệ tình dục bằng miệng), bạn có thể phải trả giá bằng những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nào. Với trường hợp này, bạn cần kiểm tra các bệnh:

  • Viêm gan B
  • Chlamydia
  • Bệnh giang mai
  • HIV

Hiện nay các phương pháp điều trị STIs trước khi thụ thai rất đa dạng và hiệu quả nên đã góp phần làm tăng đáng kể tỷ lệ thụ thai thành công.

Cổ tử cung

Nếu muốn thụ thai sau khi phẫu thuật cổ tử cung bạn nên đi kiểm tra trước 1 năm khi có ý định sinh con vì cổ tử cung có thể quyết định đến kết quả thụ thai.

Xét nghiệm máu

43297-dinh-duong-thai-ky-5.jpg

Nếu bạn có tiền sử về bệnh thiếu máu, bạn sẽ cần xét nghiệm máu trước khi có thai

Nếu bạn có tiền sử về bệnh thiếu máu, bạn sẽ cần xét nghiệm máu trước khi có thai vì bạn sẽ cần bổ sung sắt với liều lượng cao hơn các thai phụ khác một khi đã mang thai.

Ngoài ra, cũng thùy theo nguồn gốc dân tộc và tiền sử bệnh án, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn xét nghiệm sàng lọc các rối loạn di truyền có liên quan như bệnh hồng cầu hình liềm và bệnh thalassemia. Những xét nghiệm này sẽ giúp bạn có được những chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ.

Nếu không chắc chắn bản thân có miễn dịch với rubella hay không, hãy yêu cầu được xét nghiệm máu để kiểm tra cho thật chắc chắn.

Có nên tiêm chủng trước thai kỳ?

43299-dinh-duong-thai-ky-7.jpg

Việc tiêm phòng trước thai kỳ vô cùng cần thiết

Rất nhiều dị tật thai hoặc bệnh lý trẻ sơ sinh nguy hiểm đều được ngăn ngừa nhờ vào tiêm phòng trước sinh. Do vậy, việc tiêm phòng trước thai kỳ vô cùng cần thiết.

Nếu không biết chắc mình đã tiêm những mũi nào, hãy kiểm tra hồ sơ bệnh án của mình.

Với những loại vắc-xin chủng ngừa sử dụng virus sống, như rubella, bạn nên đợi ít nhất 1 tháng trước khi thụ thai sau tiêm vì đây là khoảng thời gian phù hợp để virus tiêm không còn sức ảnh hưởng đến thai nhi.

Nếu có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B hơn những người khác, tốt nhất nên chủng ngừa ngay từ bây giờ.

Có nên dùng thuốc bổ trong lúc cố gắng để có con?

Ngay sau khi quyết định sinh em bé, mỗi ngày bạn nên bổ sung 400 microgram (mcg) axit folic. Các trường hợp uống axit folic được chứng minh giảm đáng kể nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, như tật nứt đốt sống chẳng hạn.

Axit folic cũng rất quan trọng trong những tuần đầu tiên của thai kỳ vì đây là lúc não và hệ thần kinh thai đang hình thành những tế bào cơ bản. Vì khi có thai, có thể bạn không hay biết nên càng phải uống axit folic ngay khi bạn có ý định sinh con.

Bạn có thể mua axit folic tại các hiệu thuốc ở dạng vitamin tổng hợp, miễn sao nó không chứa hàm lượng vitamin A quá liều.

Một số thai phụ sẽ cần axit folic nhiều hơn so với những người khác nên cần phải gặp bác sĩ trước khi tự ý mua. Liều dùng của bạn có thể sẽ tăng thành 5mg (5000mcg) nếu:

  • Gia đình hoặc chồng có tiền sử bị dị tật ống thần kinh
  • Đã từng có con bị khuyết tật ống thần kinh
  • Mắc bệnh tiểu đường
  • Mắc bệnh celiac
  • Người đang dùng thuốc trị động kinh
  • Người có chỉ số BMI trên 30

Ngoài ra, khi mang thai, bạn cần bổ sung 10mcg vitamin D hàng ngày để đảm bảo cho thai nhi phát triển khung xương và hệ răng khỏe mạnh.

Yeutre.vn

Nguồn: Babycentre

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI