Nám da khi mang thai: Nỗi buồn "không tên" của các bà bầu

Ai cũng xem chuyện nám sạm da trong thai kỳ của người phụ nữ là chuyện hết sức bình thường. Do đó, với những ai đang phải gặp tình trạng này thật khó khăn biết bao để nói hết nỗi lo lắng của mình. Vậy nám da có phải là điều đáng lo ngại?

banner ads

Nỗi lo mang tên “nám da”?

18331-nam-sam-2.jpg

Nám sạm ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ của người phụ nữ nên đây thực sự là một vấn đề không hề nhỏ đối với nhiều mẹ bầu.

Hiện tượng nám sạm da xuất hiện trong thai kỳ được khoa học gọi dưới những cái tên như chloasma và melasma gravidarum là một hiện tượng hết sức bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ của người phụ nữ nên đây thực sự là một vấn đề không hề nhỏ đối với nhiều mẹ bầu nhất là những người vốn có sắc tố da sẫm màu và những ai đã có tiền sử nám da khi mang thai.

Với những trường hợp khác nhau, mức độ nám sạm da trong thai kỳ cũng khác nhau. Theo đó, nám sạm có thể xảy ra ở khu vực gò má, mũi, trên môi, trán và hàm dưới. Với một số người, nám sạm còn lan đến tận cánh tay và thậm chí là bất cứ nơi nào trên cơ thể có khả năng tiếp xúc với ánh nắng.

Ngoài ra, các sắc tố da bất thường khác cũng có thể xuất hiện cả những vùng kín trên cơ thể như núm vú, vùng kín hay những vùng da vốn phải cọ xát nhiều như nách, háng, kẽ tay, kẽ chân...

18334-nam-sam-1.jpg

Tất cả những biến đổi nám sạm trong thai kỳ đều do thay đổi của hệ thống nội tiết trong cơ thể.

Tất cả những biến đổi trên đều do thay đổi của hệ thống nội tiết trong cơ thể vào thai kỳ. Chính điều này đã làm tăng hàm lượng melanin – vốn là chất quy định sắc tố của da, màu của tóc và mắt. Cũng vì vậy, những tác động từ ánh nắng mặt trời sẽ càng làm cho tình trạng nám sạm da trong thai kỳ càng thêm trầm trọng.

Tuy nhiên, nếu đây là những gì xuất hiện chỉ trong thai kỳ thì chúng sẽ biến mất ngay sau sinh vài tháng. Cũng có trường hợp, nám sạm chỉ mờ đi nhưng không mất hẳn nhưng số này rất ít.

Đường sạm trên da chạy dọc vùng bụng trong thai kỳ

18332-nam-sam-3.jpg

Đường nigra được sinh ra do sự tăng lên của sắc tố da melanin và sẽ tự mất đi sau sinh khoảng vài tháng.

Khi mang thai, bạn sẽ thấy một đường sẫm màu chạy dọc bụng. Đây chính là đường linea nigra. Tuy nhiên, thực tế, trước đó đã xuất hiện một đường chạy dọc từ rốn đến xương mu. Vì đường này có sắc tố không khác gì với sắc tố da bình thường của bạn nên rất khó để nhận ra.

Cũng giống như những vết nạm sạm ở các bộ phận khác trên cơ thể, đường nigra cũng được sinh ra do sự tăng lên của sắc tố da melanin và sẽ tự mất đi sau sinh khoảng vài tháng.

Xử lý nám da khi mang thai

18333-nam-sam4.jpg

Bạn có thể hạn chế bớt tình trạng nám nếu tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nhất là vào những lúc nắng nóng đỉnh điểm trong ngày từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều.

Như đã nói, hiện tượng thay đổi sắc tố da trong thai kỳ là một điều rất bình thường và sẽ tự biến mất sau sinh. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế bớt tình trạng nám nếu tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nhất là vào những lúc nắng nóng đỉnh điểm trong ngày từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Khi ra ngoài, bạn cần được trang bị những vật dụng chống nắng như nón, khẩu trang, bao tay, vớ chân... Ngoài ra, bạn cần dùng thêm nhiều loại trái cây để cải thiện tình trạng da hiện tại.

Với một số người, sự thay đổi này có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư da hoặc một số bệnh khác. Vì thế, khi thấy tình trạng nám sạm da kèm với những cơn đau tại vùng nám sạm, da có dấu hiệu sưng đỏ, chảy máu hoặc nhận thấy một sự thay đổi nào đó về màu sắc, hình dạng, kích thước ở những nốt ruồi trên da, bạn nên đi khám da liễu để biết rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI