Đây là một phát triển ứng dụng của các nhà khoa học thuộc trường Đại học London (Anh) và KU Leuven (Bỉ).
Cấu tạo và hoạt động của cánh tay robot
Mô phỏng cấu tạo của cánh tay rô bốt tham gia phẫu thuật thai nhi.
Cánh tay rô bốt tham gia vào việc phẫu thuật thai nhi này có đường kính nhỏ hơn 2cm, bao gồm 3 cánh tay nhánh được gắn với máy quay photoacoustic. Những chiếc máy này có nhiệm vụ cung cấp những hình ảnh 3D tại thời điểm diễn ra phẫu thuật. Nhờ thiết bị linh hoạt này, đội ngũ các bác sĩ chuyên môn sẽ can thiệp bằng phẫu thuật để chữa trị những dị tật bẩm sinh của bé ngay từ trong lòng mẹ như tắc ruột, bệnh tim, gai cột sống hoặc ngay cả với các trường hợp truyền máu song thai (TTTS). Ngoài ra, robot này còn có khả năng giúp cấy tế bào gốc để chữa trị dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Khả năng phục hồi của mẹ và bé sau phẫu thuật nội soi
Phẫu thuật nội soi bằng cánh tay robot giảm thiểu được các biến chứng.
Cho đến thời điểm hiện tại, các phương pháp phẫu thuật thai nhi đã được thực hiện tại Mỹ và một số nước châu Âu. Tuy nhiên, đa phần đều để lại nhiều biến chứng hậu phẫu nguy hiểm. Do đó, các nhà khoa học tin rằng khi cánh tay robot này được đưa vào sử dụng, nó sẽ giúp cải thiện đáng kể nguy cơ biến chứng bởi kích thước nhỏ gọn và ít gây ra tổn thương cho cơ thể non nớt của bé cũng như của mẹ.
Khi cánh tay rô bốt được đưa vào sử dụng nó sẽ mang lại nhiều ý nghĩa trong việc điều trị các dị tật bẩm sinh.
Một khi cánh tay rô bốt này được đưa vào sử dụng nó sẽ mang lại nhiều ý nghĩa trong việc điều trị các dị tật bẩm sinh nhất là đối với những dị tật cần được can thiệp sớm chẳng hạn như gai sột sống.
Đây thực sự là một niềm hy vọng lớn cho các cha mẹ đang có con không may rơi vào những trường hợp dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.
Yeutre.vn (Lược đọc)
Theo CNN, DL