Mẹo hay giúp con từ bỏ thói quen đánh bạn

Nhiều ba mẹ tỏ ra hốt hoảng, thậm chí bất lực không biết phải làm sao khi thấy con mình hay có “máu” đánh bạn, hở chút là động tay động chân với bạn. Thật ra, không phải tự dưng mà trẻ có xu hướng “thích đánh nhau”, tất cả đều có nguyên nhân của nó và ba mẹ cần biết cách giúp con ngăn ngừa hay từ bỏ thói quen xấu này.

banner ads

17733-danh-ban-1.jpg

Hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao con hay đánh nhau

Một số nguyên nhân chính

Trẻ thích đánh bạn có thể vì bị ảnh hưởng bởi những nguyên nhân sau:

- Bắt chước phim ảnh, các game điện tử.

- Học theo bạn bè xấu.

- Trẻ hay chứng kiến cảnh ba mẹ, người thân cãi vã, xung đột hay thậm chí đánh nhau.

- Trẻ thiếu kỹ năng thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, khả năng ngôn ngữ kém.

- Tâm lý không ổn định, hay lo sợ, giận dữ, cáu gắt.

Mẹo hay giúp trẻ “nhu mì” hơn

17734-danh-ban-2.jpg

Tránh cho con xem các phim có hình ảnh bạo lực

- Kiểm soát các loại phim ảnh, trò chơi… mà con hay chơi, tránh cho con chơi các trò mang tính bạo lực, rượt đuổi, đánh nhau… Ba mẹ cũng nên hạn chế thời gian cho con chơi game, xem phim ảnh, mỗi ngày chỉ nên giải trí trong một thời gian nhất định, với những trò lành mạnh, phù ợp với tuổi của trẻ.

- Tránh đến mức tối đa cho con chứng kiến cảnh xung đột, đánh đập nhau của những người xung quanh, từ hàng xóm, bạn bè, người thân trong gia đình. Nếu con lỡ chứng kiến, cần giải thích cho con hiểu đó là những hành động xấu, không nên làm theo. Trường hợp ba mẹ là nhân vật chính của những trận xung đột đó, ba mẹ nên xin lỗi trẻ và nói với trẻ rằng ba mẹ sẽ không như thế nữa, để làm gương tốt cho con.

17735-danh-ban-3.jpg

Ba mẹ nên thường xuyên trò chuyện cùng con, không cãi vã trước mặt con

- Khuyến khích con bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình hàng ngày. Đặc biệt trong những lúc trẻ không đồng ý hay giận dữ một việc gì đó, ba mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ được nói, được lên tiếng, tránh áp bức con, buộc con phải “câm miệng lại”. Cho trẻ bày tỏ cảm xúc sẽ giúp trẻ giải tỏa căng thẳng bằng lời nói, thay vì động tay động chân, trẻ cũng sẽ phát triển được nhiều kỹ năng khác như giải quyết vấn đề, kỹ năng ngôn ngữ…

- Thường xuyên lắng nghe con, trò chuyện với con để hiểu con, nắm bắt những bất ổn trong tâm lý của con để nhờ chuyên gia hỗ trợ, tư vấn khi cần. Đồng thời qua đó cũng giúp trẻ biết lắng nghe người khác hơn, để hiểu người khác thay vì nóng vội dùng đến hành động đánh nhau.

17732-danh-ban-5.jpg

Chơi cùng con và các bạn để tách con ra khỏi nhóm bạn xấu (nếu có)

- Làm quen với bạn bè của con, kể cả bạn hàng xóm, ở trường hay bạn đi chơi, bạn ở các câu lạc bộ bơi lội, tập vẽ… Nắm bắt thông tin cơ bản về những người bạn của con, để chủ động tách con ra khỏi những bạn bè hay hay ít nhất là giải thích để con hiểu và không bị ảnh hưởng bởi những bạn bè xấu đó.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI