Là một bà mẹ đơn thân, nhờ vào cách giáo dục thông minh của mình, con trai chị đã vào trường đại học Tokyo, một trong những trường đại học hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương. Khi nói về phương pháp dạy con của mình, diễn giả này chủ yếu nhấn mạnh về ba bước tối quan trọng để giúp con thông minh.
Trước hết là ở giai đoạn sơ sinh
Theo Ayumi thì đây là giai đoạn quan trọng nhất hay bị cha mẹ bỏ qua. Khi trẻ chưa có nhận thức gì về thế giới bên ngoài thì chính cha mẹ là những người sẽ mang những kiến thức quan trọng đó cho con.
Diễn giả Tani Ayumi. Ảnh tư liệu
90% đầu dây thần kinh phát triển từ 0 đến 12 tháng tuổi vì thế nên tương tác với con thật nhiều. Càng tương tác nhiều các khớp mối thần kinh sẽ càng phát triển hơn và chính điều này sẽ giúp con trở nên thông minh hơn. Tương tác này sẽ thông qua các tiếp xúc ngũ quan của con nhờ thế mà trẻ sẽ tiếp nhận thông tin và phát triển theo chiều hướng mà cha mẹ muốn.
Hãy nhìn và nói với trẻ thật nhiều, mặc dù lúc này có thể trẻ sẽ chưa hiểu được những gì bạn muốn truyền đạt với con nhưng trẻ sẽ nhớ những thông tin, và nó có ích cho những giai đoạn sau hơn bạn tưởng.
Đi dạo với con cũng là cách tương tác mà cha mẹ nên làm. Nhiều người cho rằng lúc này trẻ còn nhỏ thế thì làm sao có thể đi dạo được và cũng sợ có những vấn đề khác xảy ra với con. Nhưng hãy yên tâm bởi bạn có thể để bé nằm an toàn trong cũi và đẩy con đi, dù xa hay gần cũng nên đi dạo với con hàng ngày.
Trong giai đoạn này cha mẹ cũng nên đọc sách cho con nghe. Không cần phải những thể loại sách quá cao siêu mà chỉ cần những mẩu chuyện đơn giản mặc dù chưa hiểu được hết nhưng con biết và sẽ có tương tác âm thanh với cha mẹ.
Cũng giống như việc bạn nấu một món ăn. Món ăn của bạn sẽ không ngon và hấp dẫn nếu chỉ có một loại gia vị và một, hai nguyên liệu. Nó sẽ nhàm chán và không bắt mắt. Việc bạn cần làm là thêm nhiều loại gia vị và nguyên liệu khác cho món ăn để nó được đẹp mắt và ngon hơn. Nuôi con cũng tương tự như thế, con không thể phát triển tốt nếu như bạn không trau dồi kiến thức cho con. Điều bạn cần làm là thêm loại gia vị nào và nguyên liệu nào để khiến món ăn của mình hoàn hảo mà thôi.
Ngay cả lúc thay tã cho con cũng nên vận động tay chân cho trẻ, hát một vài câu cũng khiến con thấy thích thú và vui hơn. Hãy chạm vào con thật nhiều càng tốt. Trẻ cần được tương tác thật nhiều để có thể phát triển tốt.
Giai đoạn thứ hai là lúc con học tiểu học
Bước sang giai đoạn này trẻ bắt đầu hiểu hơn về những từ vựng cũng như các câu văn. Để con dễ nhớ từ hơn cha mẹ nên dạy từ cho con bằng cách viết vào những tấm card để con dễ tưởng tượng, trí tưởng tượng càng phong phú bao nhiêu con sẽ thông minh hơn.
Dạy con cách đếm số đừng dạy như cách thông thường, đưa ra số và bảo con đây là số mấy, trẻ sẽ không nhớ được. Hãy dạy kèm những hình ảnh đơn giản để con có thể hiểu được nhờ thế mà dễ tiếp nhận thông tin hơn. Nên dạy cho con những cái căn bản, những thứ đơn giản để con dễ tiếp thu. Quan trọng nhất là phải để con được thoải mái, tự nhiên và vui vẻ. Đừng ép buộc con, ép buộc sẽ chỉ khiến trẻ có ác cảm và dễ nảy sinh tâm lý ghét.
Khi con đã có những kiến thức nhất định, việc học tập ở trường sẽ trở nên dễ dàng và trẻ cũng dễ tiếp thu hơn. Cha mẹ cũng nên khen cũng như động viên con, chính điều đó sẽ khiến trẻ thích thú và ham học hỏi hơn.
Vận động là cách tốt nhất để kích thích não bộ vì thế nên để cho con tham gia nhiều vào các hoạt động ngoài trời để trẻ không cảm thấy nhàm chán khi phải học nhiều cũng là cách để các con thoải mái và thư giãn đầu óc.
Và giai đoạn cuối cùng cũng rất quan trọng với trẻ
Ở giai đoạn này trẻ sẽ có những nhận thức về bản thân mình.
Cha mẹ có nuôi dưỡng tâm hồn cho con thế nào cũng không quan trọng bằng cách trẻ suy nghĩ về bản thân mình. Những nhận thức này chủ yếu do chính cha mẹ quyết định bởi những gì cha mẹ nói lúc nhỏ có ảnh hưởng sâu sắc đến con và chính điều này tạo động lực cho con.
Trong giai đoạn này đừng nên nói những điều tiêu cực với con.
Hãy tìm ra và khen con đúng lúc đúng chỗ, đừng khiến con bội thực vì những lời khen cũng đừng làm con cảm thấy ảo tưởng về bản thân mình qua những lời khen của cha mẹ. Trên 12 tuổi trẻ sẽ không tiếp nhận những thông tin về bản thân mình từ cha mẹ nữa mà chính trẻ sẽ tự tìm hiểu.
Diễn giả Tani Ayumi trong buổi chia sẻ tại Việt Nam hôm 31/5 vừa qua. Ảnh tư liệu
Quan trọng hơn việc khen là tình yêu bạn dành cho con. Khi không thể hiện tình cảm với con, trẻ sẽ thấy những việc chúng làm là vô nghĩa dễ sinh tâm lý chán nản. Vì thế tình yêu bạn thể hiện với con trong giai đoạn này vô cùng quan trọng.
Cha mẹ cũng nên dạy con cách tin vào bản thân mình, cho con được tự do lựa chọn những gì chúng thích. Cho trẻ cơ hội để phát triển thành người chúng muốn chứ không phải người mà cha mẹ chúng muốn.
Khuyến khích con tự tìm ước mơ cho bản thân mình và thực hiện nó.
Vai trò của cha mẹ trong giai đoạn này là gì?
Điều tối quan trọng trong giai đoạn này là cha mẹ nên giữ vững ước mơ và tạo niềm tin cho con.
Cha mẹ cũng nên dành nhiều thời gian cho bản thân, cho con thấy ước mơ của mình và cách nó ảnh hưởng đến con. Khi thấy cha mẹ cố gắng để đạt được ước mơ, trẻ sẽ được truyền cảm hứng và cố gắng để đạt được điều đó.
Quan trọng là hãy để trẻ tự quyết định ước mơ của mình.
Giúp con tìm ra điểm mạnh ở bản thân và phát triển điểm mạnh đó. Quan trọng là hãy để trẻ tự quyết định ước mơ của chính mình.
Và một điều cha mẹ tuyệt đối không được quên đó là ngừng việc so sánh con với những đứa trẻ khác. Mỗi đứa trẻ có một bản sắc riêng không thể trộn lẫn, đừng bao giờ so sánh con không bằng hàng xóm hay kém hơn so với anh chị. Điều này vô tình sẽ tạo ra ác cảm cho con và tâm lý ganh đua không cần thiết.
Và điều quan trọng nhất là dành nhiều tình yêu cho con.
Theo News