Tại sao lại có những hành động thú vị này ở trẻ sơ sinh?
1. Lý giải nguyên nhân con có những hành động “kỳ lạ”
Trẻ sơ sinh sinh thích nhìn tay và những đồ vật gần
Trẻ thích nhìn chằm chằm vào tay
Trẻ sơ sinh từ hai tháng tuổi đã bắt đầu có những hành động khám phá thế giới và khám phá bản thân. Một trong những hành động đầu tiên, ngộ nghĩnh và gây ngạc nhiên cho rất nhiều ông bố, bà mẹ đó là thích giơ hai tay lên và nhìn ngắm. Việc nhìn ngắm tay đối với trẻ sơ sinh rất có ý nghĩa, vì 2 tháng tuổi, thị giác của trẻ bắt đầu tập nhìn xa, trẻ cũng thích nhìn những đồ vật chuyển động nhìn màu sắc. Trong khi đó, tay là vật gần nhất với trẻ, có thể cử động, nắm, xoay tròn và kích thích trí tò mò của trẻ.
Một điều thú vị khác nữa là thời gian đầu trẻ sẽ chưa biết đó là tay mình mà chỉ cảm thấy tò mò. Nhưng chính việc giao tiếp bằng mắt, kết hợp hành động xoay tay, nắm tay mà trẻ biết đó là tay của mình, trẻ thích giơ tay, ngắm tay lúc nào cũng được. Hành động này sẽ tiếp tục kéo dài và được thực hiện chuyên nghiệp hơn khi trẻ từ 5 - 10 tháng tuổi.
Trẻ thích gặm chân
Lý giải về hành động trẻ thích gặm chân, các chuyên gia cho rằng, tất cả cũng đều xuất phát từ việc tò mò, khám phá thế giới và cơ thể ở trẻ sơ sinh. Nhiều mẹ đã vô cùng ngạc nhiên khi con thích gặm chân hơn so với những đồ vật khác. Sở dĩ có điều này vì trẻ cảm thấy thú vị khi khám phá ra chân chính là bộ phận của cơ thể, trẻ có thể thích gặm lúc nào cũng được mà không cần mẹ cho phép. Đây cũng chính là tiền đề tự tin để trẻ có thể thực hiện các bước thay đổi sau này như tập trườn, bò, đi, đứng.
Trẻ thích nói chuyện một mình
Hầu hết trẻ sơ sinh khi bước vào giai đoạn tập nói rất thích nói chuyện một mình. Một số trẻ còn tập trung đến nỗi giật mình khi mẹ gọi. Điều này hoàn toàn không có gì đáng lo các mẹ nhé. Nó chứng tỏ bé đang phát triển thuận theo tự nhiên. Trẻ thích nói chuyện và khi nhìn tay, trẻ sẽ nói chuyện càng nhiều hơn, tập trung hơn. Rất nhiều mẹ thích thú khi con có thể tự nói chuyện ê a một mình mà không khóc quấy.
Tuy nhiên, mẹ cần theo dõi hành động của bé kéo dài trong bao lâu, khi nói chuyện một mình tâm trí bé có tỉnh táo không, bé có phản xạ với mọi thứ xung quanh không, có sợ người lạ không? Bởi hành động ê a một mình tuy là tiền đề để bé học nói sau này và phát triển ngôn ngữ nhưng nó cũng là dấu hiệu bé bị tự kỷ. Vì vậy, mẹ cần quan sát thái độ của bé khi ở một mình để tránh trường hợp con bị tự kỷ mà không biết.
2. Mẹ nên làm gì khi thấy bé có những hành động này?
Đây chính là cơ hội vàng để mẹ cùng bé phát triển
Theo các chuyên gia, những hành động thú vị trên ở trẻ ngoài việc chứng tỏ trẻ đang thích thú khám phá bản thân và thế giới bên ngoài mà nó còn cho thấy não bộ trẻ đang phát triển mạnh mẽ. Đây chính là cơ hội vàng để mẹ cùng bé phát triển.
- Mẹ nên kích thích sự tò mò và sự khéo léo bàn tay của trẻ bằng các đồ vật nhiều màu sắc, hình dạng để bé có thể nhìn, nắm và cầm.
- Thường xuyên nói chuyện với trẻ để kích thích phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Theo các chuyên, những trẻ sớm ê a thường sẽ biết nói chuyện sớm hơn trẻ khác và trong tương lai thích hợp với các nghề diễn thuyết, đặc biệt nếu trẻ được bố mẹ quan tâm và kích thích đúng lúc.
- Mẹ đừng nghĩ trẻ sơ sinh không biết gì và đó chỉ là những hành động vô thức. Trẻ sơ sinh có những bước phát triển vượt bậc về não bộ như khả năng ghi nhớ nhanh, tiếp thu nhanh. Đó là lí do vì sao trẻ thường dễ dàng bắt chước hành động của người lớn một cách chính xác.
Nắm bắt cơ hội vàng trong từng giai đoạn phát triển của trẻ, mẹ sẽ kích thích trí thông minh ở trẻ và giúp con vững vàng, tự tin hơn khi trưởng thành.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: