1. Mấy tuần thì có phôi thai
1.1. Biết về quá trình hình thành phôi thai
Phôi thai là giai đoạn rất quan trọng bởi đây là thời điểm các cơ quan quan trong của cơ thể đang được tạo hình. Trứng sau khi được phát triển thành túi phôi đến phôi thai và sau đó là một thai nhi hoàn chỉnh.
Khi trứng và tinh trùng thụ tinh thành công tạo thành hợp tử. Hợp tử chứa 46 nhiễm sắc thể, các nhiễm sắc thể giúp xác định giới tính và đặc tính di truyền sau này của bé.
Trứng đã thụ tinh gọi là phôi dâu, phôi dâu tiếp tục di chuyển về phía tử cung và bắt đầu quá trình phân chia tế bào trở thành phôi nang và gắn vào lớp niêm mạc tử cung khoảng 9 – 10 ngày sau khi thụ thai. Phôi nang gồm hai nhóm tế bào, các nhóm tế bào bên trong sẽ phát triển thành phôi thai và các tế bào bên ngoài sẽ tạo thành nhau thai.
1.2. Mấy tuần thì có phôi thai
Khi thụ tinh thành công , bên cạnh việc hình thành nhau thai sẽ phát triển thành một lớp bên ngoài hay còn gọi là màng đệm, bao bọc xung quanh túi phôi. Một số tế bào còn lại phát triển thành màng ối, sau đó tạo thành túi ối.
Sau khoảng 5 - 8 ngày sau khi thụ tinh, phôi nang bám vào thành tử cung nhưng chưa tiến hành cấy ghép. Phải đến 9-10 ngày thì mới có thể cấy vào thành tử cung kết dính với niêm mạc tử cung. Nước ối sẽ xuất hiện và mở rộng bao phủ phôi phát triển.
Sau thời điểm phôi nang phân chia thành các tế bào với từng nhiệm vụ riêng biệt thì lớp tế bào bên trong cũng phân chia và tạo thành túi phôi sau khoảng 10 đến 12 ngày. Túi phôi được hình thành đồng nghĩa với một phôi thai hoàn chỉnh.
Mấy tuần thì có phôi thai, qua các điểm đã đề cập ở trên, có thể cho thấy, câu trả lời cho thắc mắc này là tuần thứ 5. Đây là thời điểm hình thành phôi thai, phôi thai sẽ được bao bọc bởi một túi nước ối chứa đầy chất lỏng trong suốt, giúp bảo vệ phôi thai trong suốt quá trình phát triển sau này. Không những vậy vào tuần thứ 5, các cơ quan như não, dây sống, tim, hệ tiêu hóa cũng dần dần được tạo hình.
2. Phôi thai phát triển thành thai nhi như thế nào?
Khi đã xác định phôi thai xuất hiện vào tuần thứ mấy rồi, chúng ta cùng tham khảo qua những chia sẻ dưới đây để biết thêm về quá trình phát triển thai nhi ở giai đoạn sau hình thành phôi như thế nào mẹ nhé.
Phôi thai sẽ tiếp tục phát triển bên trong túi ối dưới lớp niêm mạc tử cung. Thời điểm này chính là lúc hình thành hầu hết các cơ quan nội tạng cũng như cấu trúc cơ thể bên ngoài của thai nhi. Phôi thai bắt đầu kéo dài và dần dần giống với hình dạng con người.
Não và tuỷ sống (ống thần kinh) bắt đầu phát triển. Tim và các mạch máu lớn được hình thành vào khoảng ngày thứ 16. 10 tuần sau hầu hết các bộ phận cơ thể đã được hoàn thành một cách tương đối. Trừ bộ não và tuỷ sống sẽ vẫn tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ.
Đây là giai đoạn nguy hiểm và nhẹ cảm nhất đối với phôi thai, vì nó sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tác động từ bên ngoài như Các loại tia bức xạ, virus, chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, ma tuý…), người mẹ bị bệnh, thuốc uống… Cần hết sức cẩn thận để tránh các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Sự phát triển của thai nhi cụ thể như sau:
- Cuối tuần thứ 8 sau khi thụ tinh, phôi thai được coi là thai nhi. Giai đoạn này, các cấu trúc gần như phát triển đầy đủ nhưng chưa hoàn thiện.
- Tuần thứ 12, thai nhi chiếm thể tích gần đầy toàn bộ tử cung.
- Tuần thứ 14, đã có thể xác định giới tính thai nhi.
- Tuần 16 – 20, người mẹ có thể cảm nhận được cử động của thai nhi.
- Tuần 24 trở đi, thai nhi có cơ hội sống sót nếu chào đời.
3. Điều cần biết liên quan đến sự phát triển của phôi thai
3.1. Hiện tượng phôi thai ngừng phát triển
Hiện tượng phôi thai ngừng phát triển có nghĩa là quá trình mang thai không thành công, thường dẫn đến thai lưu. Tuy nhiên hiện tượng này cần được khám, theo dõi kịp thời để có phương án giải quyết sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ.
Khi phôi thai ngưng phát triển khoảng 2 tuần hay thai nhi tử vong, tử cung sẽ tự co rút và đẩy nó ra ngoài. Nếu thai nhi chết lưu trong tử cung khoảng 4 tuần thì có thể làm thai phụ “ngộ độc”, thậm chí còn phát sinh đông máu trong mạch máu rải rác gây chết người.
3.2. Nguyên nhân
Về phía mẹ
Thai phụ có nhiễm sắc thể bất thường, nhiễm trùng trước khi sinh, cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh thận, bệnh tim…
Về thai nhi
Dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, nhiễm trùng bên trong tử cung, tan máu trong tử cung, cuống rốn khác thường, nhau thai khác thường…
3.3. Làm sao để biết phôi thai ngừng phát triển?
Trong 3 tháng đầu
Khi thai phụ bị mất phản ứng của thời kỳ đầu mang thai, mất cảm giác căng ngực, xuất hiện hiện tượng xuất huyết bất thường ở âm đạo và âm đạo tiết ra dịch nhầy màu nâu đen. Thai phụ nên đến bác sĩ kiểm tra, nếu độ lớn nhỏ của tử cung nhỏ hơn số tuần mang thai, siêu âm chưa thấy tim thai đập, thí nghiệm mang thai chuyển từ dương tính sang âm tính, cho thấy phôi thai ngừng phát triển.
Tháng thứ 4 trờ đi
- Hoạt động của thai ngừng, tử cung không phát triển, không nghe thấy nhịp tim của thai , độ cao của đáy tử cung thấp hơn tuần mang thai, vú đang căng to bắt đầu nhỏ dần.
- Siêu âm cho thấy thai không có nhịp tim và hoạt động của thai, xương sọ trùng điệp, sụp mỏ ác, kết cấu trong sọ không rõ ràng và hình dáng của thai nhi không rõ ràng, nhau thai phồng, alpha fetoprotein của nước ối tăng cao rõ ràng, lượng estriol trong nước tiểu nhỏ hơn 3mg/24 giờ.
- Chụp X – quang có thể thấy khí tích tụ trong cơ thể thai nhi, cột sống có góc quanh co, theo dõi nhịp tim của thai nhi bằng điện tử cũng không thấy nhịp tim…
Mấy tuần thì có phôi thai - qua bài viết này, chắc chắn bạn đã nắm được khoảng thời gian ấy rồi phải không nhỉ. Ở giai đoạn đầu, bạn đừng quá lo lắng khi chưa thấy phôi thai xuất hiện, hãy chờ đợi thêm nhé. Bạn cũng nên lưu ý sức khỏe kỹ lưỡng, kiểm tra thường xuyên để biết được phôi thai đã xuất hiện chưa, phôi thai phát triển như thế nào và liệu có bất thường nào xảy ra cho phôi thai hay không. Nhờ đó, bạn có thể kịp thời chăm sóc cũng như nhận biết được tình trạng chính xác nhất của mẹ và thai nhi nhé.
Chi Lê tổng hợp