Phôi thai ngừng phát triển: Nguyên nhân từ mẹ hay thai nhi?

Thai chết lưu có thể là hậu quả của việc phôi thai ngưng phát triển. Tất yếu của hiện tượng này là thai nhi sẽ bị đưa ra khỏi cơ thể của mẹ và chấm dứt thai kỳ bất thành.

banner ads

Dấu hiệu phôi thai ngừng phát triển

Vào tam cá nguyệt đầu tiên

- Dấu hiệu

Nếu những biểu hiện mang thai điển hình mất đi mà thay vào đó là sự xuất hiện của các cơn đau bụng, chảy máu âm đạo thì đó có thể là một dấu hiệu cho thấy phôi thai đã ngưng phát triển.

Ở giai đoạn này, thai phụ sẽ có các biểu hiện điển hình của sự thay đổi nội tiết tố. Cụ thể, bạn sẽ bị căng tức ngực, tăng nồng độ HCG, mất kinh nguyệt, mệt mỏi, nôn nghén… Nếu những biểu hiện này mất đi mà thay vào đó là sự xuất hiện của các cơn đau bụng, đốm máu hoặc dịch nhầy nâu bất thường ở vùng âm đạo thì đó có thể là một dấu hiệu cho thấy phôi thai đã ngưng phát triển.

- Cách kiểm tra

Bạn nên đi khám để được kiểm tra phụ khoa và siêu âm. Nếu lúc này vẫn chưa nghe được tim thai; kích thước tử cung nhỏ hơn so với tuổi thai; nồng độ HCG trong máu từ dương tính thành âm tính… khả năng phôi thai ngừng phát triển là điều có thể được chẩn đoán.

Bước sang tam cá nguyệt thứ hai về sau

- Qua cảm nhận từ người mẹ

Người mẹ không cảm nhận được hiện tượng thai máy; ngực hết cảm giác căng tức hoặc chảy dịch; tinh thần sảng khoái, phấn chấn, không còn mệt mỏi; xuất hiện máu vùng âm đạo… tất cả những dấu hiệu này đều có thể cảnh báo cho bạn rằng phôi thai đã ngưng phát triển.

- Qua việc khám thai

  • Khi khám thai, các bác sĩ xác định kích thước tử cung không tăng theo tuổi thai; khi nghe nhịp tim thai không phát hiện dấu hiệu bình thường hoặc ngưng; chiều cao đáy tử cung tỷ lệ nghịch với tuổi thai.
  • Mặt khác, qua hình ảnh siêu âm nếu không thấy thai hoạt động, mỏ ác sụp, cấu trúc sọ không rõ, xương sọ trùng điệp, thai nhi không rõ hình hài, có hiện tượng phù nhau thai, nồng độ alpha fetoprotein trong nước ối có dấu hiệu tăng vượt mức, nồng độ estriol trong nước tiểu cũng thấp hơn 3mg/24 giờ.
  • Trường hợp buộc phải chụp X – quang sẽ phát hiện khí tụ trong bào thai, cột sống không thẳng,…

Tất cả những dấu hiệu trên đều cho thấy phôi thai đã ngưng các hoạt động sống.

Nguyên nhân phôi thai ngừng phát triển

Nguyên nhân từ người mẹ

Mẹ bị mắc bệnh mãn tính, phôi thai có khả năng ngừng phát triển.

  • Phôi thai có thể ngừng phát triển nếu người mẹ:
  • Mắc các bệnh mãn tính: cao huyết áp, tiểu đường, các bệnh lý liên quan đến tim, gan, thận…
  • Bị nhiễm trùng các cơ quan sinh sản trước thai kỳ, bất thường ở tử cung…
  • Có sự bất thường nhiễm sắc thể

Nguyên nhân đến từ thai nhi

Thai nhi có thể ngừng hoạt động sống do:

  • Mắc các dị tật bẩm sinh với mức độ nghiêm trọng
  • Cuống rốn khác thường
  • Nhau thai bất thường

Bình thường, khi phôi thai đã ngưng phát triển, tử cung sẽ tự động co thắt và đẩy bào thai ra ngoài qua đường âm đạo. Tuy nhiên, có không ít trường hợp thai lưu lại khoảng 4 tuần, gây ngộ độc cho người mang thai. Nghiêm trọng hơn, nó còn sinh ra hiện tượng đông máu, xuất hiện rải rác ở khắp các mạch máu trong cơ thể và dẫn đến tử vong.

Chính vì vậy, các trường hợp phôi thai ngưng phát triển đều phải cần phát hiện và xử lý kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Phòng hiện tượng phôi thai ngưng phát triển

Nên theo lịch khám thai định kỳ để có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn.

Hiện nay, cách tốt nhất để phòng hiện tượng phôi thai ngưng phát triển xảy ra trong thai kỳ vẫn là đi khám sức khỏe phụ khoa đều đặn trước và trong thai kỳ nhằm phát hiện các viêm nhiễm, các căn bệnh ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của người phụ nữ… để có những biện pháp khắc phục và điều trị dứt điểm.

Khi đã bước vào thai kỳ, mẹ nên theo lịch khám thai định kỳ để có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn.

Khi thấy những dấu hiệu của việc mang thai ngưng lại, cần phải đi khám ngay để có thể can thiệp kịp thời. Tránh để lâu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm chết người.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI