Mách mẹ bí quyết cho con bú đúng cách

Lợi ích từ sữa mẹ có lẽ không cần nói ra thì ai cũng biết, tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng biết cách để cho con bú khoa học.

banner ads

Nên cho bé bú 30 phút sau sinh

Sau khi sinh xong trong vòng 30 phút, nếu sức khỏe của người mẹ tốt thì nên cho bé bú ngay. Bú ở thời điểm này, em bé sẽ được uống sữa non – nguồn dinh dưỡng quan trọng đảm bảo sức khỏe cho em bé mới sinh ra.

4496-wses13628967c1a.jpg

Sữa non chứa nhiều kháng thể giúp bé chống lại bệnh tật, nếu có thể mẹ nên cho bé bú sau 30 phút sau sinh.

Vì trong sữa non có chứa nhiều sinh tố A, chống bệnh khô mắt, nhiều kháng thể giúp bé chống nhiễm khuẩn và dị ứng, giúp bé đỡ vàng da. Hơn nữa cho trẻ bú sớm còn có tác dụng giúp kích thích tăng tiết sữa và tăng khả năng co bóp cổ tử cung chống băng huyết cho mẹ sau khi sinh.

banner ads

Bú nhiều lần

Bú nhiều lần tốt cho việc tăng tiết sữa ở mẹ vì thông qua các động tác mút sẽ giúp kích thích tăng tiết sữa, nếu bé bú ít mẹ có thể ít sữa thậm chí bị mất sữa.

Bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng

Các bác sỹ khuyến cáo, mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu tiên. Với những em bé được bú sữa mẹ sức đề kháng thường cao hơn trẻ uống sữa công thức. Vì thế, mẹ không nên cho trẻ uống thêm nước hoặc sữa bột vì như sẽ làm bé thích uống nước và ăn sữa ngoài hơn sữa mẹ dẫn đến bỏ bú.

Nên cho con bú đến 2 tuổi

Theo các chuyên gia Y tế, các mẹ nên cho con bú trong vòng 24 tháng tuổi, sẽ tốt cho bé rất nhiều. Tuy nhiên hiện nay, do yếu tố sức khỏe hoặc do thời gian và công việc nên em bé thường được cai sữa sớm, đây là một thiệt thòi lớn cho con. Vì thế nếu có điều kiện, thời gian và nhiều sữa thì nên cho con bú đến khi bé tròn 2 tuổi.

Tư thế bú

Tùy theo từng thời điểm và hoàn cảnh khác nhau mà mẹ có thể nằm hoặc ngồi thậm chí đứng cho con bú đều được, miễn là đảm bảo cho em bé được thoải mái trong lòng mẹ và mẹ cũng đỡ mỏi tay là được.

Khi cho bé bú mẹ nhớ để bé nằm trên cùng một đường thẳng, ôm sát bé vào lòng, nâng bé sát núm vú của mẹ, dùng tay đỡ mông để bé thoải mái hơn.

Tư thế đúng khi bé bú là:

4495-cho-con-bu1.jpg

Tùy hoàn cảnh mẹ có thể cho bé bú ngồi hoặc nằm.

- Miệng bé mở rộng

- Cằm bé chạm vào ti mẹ

- Môi dưới đưa ra ngoài.

- Bé ngậm cả quầng ti, quầng ti còn lại ở phía trên miệng bé nhiều hơn ở phía dưới.

- Má bé phồng ra

- Khi bú đúng, bé sẽ mút chậm, sâu, thỉnh thoảng ngừng lại và bạn có thể nghe tiếng nuốt “ực” của bé.

-Khi cho con bú ở vị trí thích hợp, trẻ vừa cảm thấy thoải mái khi bú, lại vừa giúp giảm thiểu đau nhức đầu ti cho mẹ.

Ngậm bắt vú

Miệng trẻ mở rộng, má căng phồng, cằm tỳ vào mẹ, quầng vú ở phía trên miệng trẻ còn lại nhiều hơn quầng vú ở phía dưới. Khi trẻ bú không nghe thấy tiếng tóp tép. Cho trẻ bú kiệt một bên rồi chuyển sang bên kia để trẻ nhận được sữa cuối giàu chất béo.

Lưu ý: Bé ngậm bắt vú sai có thể dẫn đến đau và tổn thương ở núm vú và nứt núm vú. Nếu trẻ bú không đúng cách hoặc chỉ ngậm ti mẹ sẽ khiến sữa bị ứ đọng gây căng tức ngực, để lâu có thể mất sữa.

Để bé bú đúng cách mẹ nên thực hiện các bước sau:

- Kiểm tra miệng của bé đã mở đủ rộng khi đưa vào ti mẹ hay chưa.

- Kiểm tra lưỡi, môi dưới và cằm bé chạm vào bầu vú mẹ đầu tiên.

- Để môi dưới của bé cách xa núm vú mẹ một khoảng nhất định.

Không cho bé ngậm vú giả quá sớm

Viện nhi khoa của Mỹ khuyến cáo chỉ cho trẻ ngậm vú giả sau ít nhất 1 tháng để trẻ quen với vú mẹ trước đã. Vì khi ngậm vú giả bé sẽ bị nghiện và không còn thích ngậm vú mẹ nữa.

Cách chăm sóc đầu ti mẹ

Trước và sau khi cho con bú mẹ nên vệ sinh và lau sạch phầm núm vú. Khi cho bé bú nên vắt một vài giọt sữa bỏ đi sau đó mới cho trẻ bú.

Bên cạnh đó, mẹ nên chọn mặc áo lót dành riêng cho người nuôi con bằng sữa mẹ, thường xuyên thay áo lót sẽ giúp núm vú sạch sẽ, để tránh bị viêm nhiễm gây tổn thương sức khỏe của bé.

Nếu đầu ti mẹ bị khô, hoặc nứt nẻ có thể dùng dầu ôliu để làm mềm núm vú sẽ tốt hơn.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI