Làm mẹ đơn thân, trào lưu hay số phận?

Khi chấp nhận làm mẹ đơn thân, người phụ nữ phải trải qua khá nhiều áp lực. Và không phải bà mẹ đơn thân nào cũng được suôn sẻ.

banner ads

Xu hướng làm mẹ đơn thân không chỉ được nhiều người nổi tiếng lựa chọn mà không ít phụ nữ trẻ sẵn sàng chấp nhận vất vả và áp lực của gia đình, xã hội để nuôi con một mình. Đằng sau lựa chọn đó là những câu chuyện chứa nhiều ám ảnh.

Đàn bà đi biển mồ côi một mình

Nga và Vinh yêu nhau khi cùng luyện thi đại học. Tình yêu thắm thiết của họ kéo dài hết 4 năm đại học, ra trường vẫn còn bền chắc. Tuy nhiên, khi Nga gợi ý về chuyện lâu dài, thì Vinh nói rằng, gia đình đi coi bói nói Vinh phải cưới vợ sau 30 tuổi mới ổn. Nếu trước 30 tuổi, Vinh sẽ chết?!.

Nga nghẹn họng khi nghe Vinh nói, nhưng Nga biết chắc chắn không thể “lung lay” được Vinh. Bởi Vinh là con một trong gia đình, lại là đứa con… “ngoan”.

Yêu Vinh, Nga không bỏ cuộc nhưng cô lại không thể đợi tới năm 30 tuổi mới lấy chồng. Sau một thời gian suy nghĩ, Nga bắt đầu đánh cuộc với… cái thai.

banner ads

6513-pregnant-women.jpg

Khi mang thai, bị gia đình người yêu hắt hủi cô phải cắn răng sinh con một mình. Ảnh minh họa

Dù đã mang “giọt máu” của Vinh trong người, nhưng gia đình Vinh vẫn cương quyết không cho Vinh cưới…trước 30 tuổi. Thậm chí, họ còn không nhận cháu, nói rằng cô là đứa con gái xấu xa, tìm cách “bẫy” con trai họ.

Bị gia đình Vinh hắt hủi, Vinh cũng hờ hững như không. Không dám kể thật chuyện có thai với mẹ ruột, Nga phải “cắn răng” sinh con và nuôi con một mình.

Do không có đăng ký kết hôn, công ty Nga không chịu cho hưởng chế độ thai sản. Vì mới ra trường, nên cô cũng không có chút tích lũy nào. Khó càng thêm khó. Nga phải muối mặt chạy vạy, nhờ vả bạn bè mới đủ tiền sinh con.

Dù mới 24 tuổi, nhưng Nga luôn quay cuồng giữa công việc và con cái. Nga chia sẻ, cô chưa một lần hối hận vì đã sinh con, nhưng không ít lần hối hận vì đã quá nông cạn và nghĩ đơn giản về con đường bà mẹ đơn thân. Những thiệt thòi cả về tinh thần lẫn vật chất khiến cô không chịu nổi.

Những nỗi khổ ấy, cộng với việc đứa bé khi lớn lên, ngoài chuyện phải lo ăn học tử tế, thậm chí phải sắm sửa cho con bằng anh bằng em, bà mẹ đơn thân còn phải chuẩn bị tâm lý cho con mỗi khi ai đó hỏi han, đề cập đến người cha, nên không ít người đâm ra hối hận vì trót…làm mẹ

Làm mẹ đơn thân, thiệt thòi cho con trẻ

Trang lại là một trường hợp khác. Năm nay Trang cũng mới 24 tuổi, nhưng sau khi trải qua mối tình thứ ba không ra gì, cô nói với mọi người sẽ làm bà mẹ đơn thân. Cô cảm thấy đàn ông trên đời này đều xấu xa và chẳng ai xứng đáng để cô tin tưởng lấy làm chồng.

Trang dự định sẽ làm bà mẹ đơn thân năm 26 tuổi. Cô cảm thấy mình đủ mạnh mẽ và bản lĩnh để có thể nuôi con một mình. “Hơn nữa, nhiều ngôi sao showbiz đã chọn con đường đó thì hẳn là nó cái gì đó hay ho, tốt đẹp”, Trang cho biết.

Chị Hương, một bà mẹ đơn thân với 2 đứa con vừa li dị chồng, chia sẻ: “Chỉ khi nào thật sự khao khát có một đứa con mà không kiếm được một người chồng ra hồn và tuổi cũng đã lớn, thì mới nên nghĩ đến con đường làm mẹ đơn thân. Không có cha là một thiệt thòi lớn cho con, chẳng đặng đừng thì mới chọn con đường đó. Đừng vì sự ích kỷ của bản thân mà mang đến nổi buồn cho con”.

Ai cũng nói các mẹ ở Hội đơn thân là những người mạnh mẽ, nhưng đâu có ai biết ở đằng sau đó là những vất vả, khó khăn phải đương đầu. Hãy nghĩ cho kỹ trước khi quyết định con đường làm mẹ đơn thân, vì nếu để trẻ thiệt thòi, trẻ dễ phát triển lệch lạc.

Chị C.T.B.P (32 tuổi, ngụ tại quận Phú Nhuận TP.HCM, là nhân viên kế toán một công ty xuất nhập khẩu, và là một bà mẹ đơn thân) chia sẻ tâm trạng trên trang cá nhân: “Con mình mới 5 tuổi, nhiều lần nhóc hỏi cha đâu, mình không dám nói sự thật cho nhóc biết, chỉ nói là cha đi làm xa, một ngày nào đó sẽ về. Đôi khi nhóc hỏi khi nào cha mới về, mình xót lắm. Biết nói sao giờ, đây là vấn đề mình đau đầu, không lẽ mình nói dối mãi, nói thật ra thì nhóc còn nhỏ quá chưa hiểu gì”.

6514-baby-and-mother-64-2.jpg

Theo các chuyên gia tâm lý, làm mẹ đơn thân nằm trong xu hướng chung của toàn cầu. Ảnh minh họa

Trong mỗi câu chuyện của họ đều ẩn chứa một nỗi niềm, sự lo lắng về sự phát triển triển tâm sinh lý cho đứa con sinh ra trong một gia đình khuyết thiếu người cha.

Theo các chuyên gia tâm lí, việc làm mẹ đơn thân nằm trong một xu hướng toàn cầu. Hiện tượng nhiều phụ nữ tự nguyện làm mẹ đơn thân cho thấy họ bị mất lòng tin vào hôn nhân. Tuy nhiên, dù làm mẹ đơn thân bằng cách nào (thụ tinh nhân tạo, li hôn giành được quyền nuôi con, lỡ dại với người tình) thì người phụ nữ đều phải trải qua khá nhiều áp lực; chưa kể đứa trẻ sẽ bị nhiều thiệt thòi, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý.

Đến nay, luật pháp nước ta không ngăn cấm phụ nữ làm mẹ đơn thân, và các bệnh viện chuyên khoa vẫn sẵn sàng làm thụ tinh nhân tạo cho những người mong muốn làm mẹ. Tuy nhiên, việc làm mẹ đơn thân có thể trở thành một con dao hai lưỡi.

Theo Đất Việt

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI