Làm bạn với con được không, ba mẹ ơi!

Nhiều bạn trẻ kể khoảng cách giữa họ và ba mẹ cứ xa, xa, xa dần, lắm lúc ba mẹ không hiểu mà đẩy họ muốn... trốn đi chỗ khác cho xong. Còn bao giờ bạn cũng rơi vào tình huống ấy?

banner ads

38617-1-1448858135.jpg

Cha mẹ cần có biện pháp hiệu quả hơn là la mắng con mình - Ảnh: imgbuddy.com

Sợ đến mức không dám ra khỏi phòng

Câu chuyện của bạn nữ tên Minh Hiếu (17 tuổi, TP.HCM) đã bắt đầu từ khi bạn ấy lên cấp 2, ba mẹ luôn đặt ra chỉ tiêu số điểm trong trường của tất cả các môn lúc nào cũng phải hoàn hảo.

banner ads

Minh Hiếu hiện nay đang theo đội tuyển Học sinh giỏi môn Toán cấp thành phố. Minh Hiếu chia sẻ: “Mỗi kì họp phụ huynh là mình đều rơi vào trạng thái khủng hoảng trầm trọng. Nhớ năm lớp 10, có lần mình bị học sinh trung bình, cả buổi tối trước ngày họp phụ huynh mình sợ đến mức không dám ra khỏi phòng. Và chuyện gì đến cũng phải đến, sau khi đi họp phụ huynh về, ba mẹ mình “chửi” mình suốt 1 tuần liền. Không khí gia đình trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết”.

“Khi mọi chuyện đã nguội đi, lâu lâu mẹ sực nhớ ra cũng vào phòng mình moi lại chuyện cũ để tiếp tục “ca bài ca con cá”, đôi khi còn đánh mình nữa. Những lần đầu mình sợ hãi, có khóc, nhưng nhiều lần như vậy mình dần cảm thấy… bình thường. Riết rồi cũng quen với cách đối xử như vậy” - Hiếu kể.

Hiếu cho biết có lúc bạn cũng phản kháng lại: “Con đâu phải là thánh mà cái gì cũng giỏi”.

"Nhưng bố mẹ mình không chịu nghe. Cứ hễ có điểm kém, dù là ở những môn không quan trọng, mình cũng bị la” - Hiếu nói.

Hiếu thừa nhận đôi lần bạn không tránh khỏi những lúc suy nghĩ tiêu cực. “Đã có lúc mình nghĩ chắc mình chết đi ba mẹ còn hạnh phúc hơn vì không phải bực mình như vậy nữa. Tại sao chuyện điểm số lại trở nên quá quan trọng như vậy? Có lúc mình muốn gào lên bạ mẹ ơi, cảm thông cho con, xin đừng nhìn vào bảng điểm mà hãy theo sát quá trình con học và phấn đấu. Sắp sửa đến ngưỡng cửa của cuộc đời, con rất cần bố mẹ trở thành những người hướng dẫn mà con tin tưởng nhất, chứ không phải là một người huấn luyện thú, lúc nào cũng cầm 1 cái roi để thể hiện quyền lực của mình".

Muốn bỏ nhà đi

Bạn Ân (lớp 9, TP.HCM) tâm sự: "Mình thấy oái ăm lắm khi ba mẹ “nói một đằng, làm một nẻo”. Ba mẹ thường hỏi mình “con thấy thế nào?”, nhưng khi mình nói ra suy nghĩ thì luôn bị la rầy. Ví dụ ba mẹ mình thường "thao thao" về chuyện “kiến thức quan trọng hơn điểm số”, nhưng chỉ cần thấy mình đem con 8 về thì lập tức “sao không phải là 9, 10?”. Còn có hôm bị con 5,6 thì thậm chí mình bị nói nặng vầy nè “học hành cỡ mày đi ra bốc gạo thuê".

Ân kể ngày bình thường, ba mẹ Ân đi làm nên không thường xuyên ở nhà theo sát, tuy nhiên Ân vẫn rất tự giác học tập. Nhưng hễ mỗi lần thấy Ân không ngồi vào bàn học thì ba mẹ lại "Sao chơi chơi suốt vậy hả?”. Rồi khi Ân ra bàn học thì ba mẹ lại tiếp tục: “Ra ngồi học để "dằn mặt" đúng không? Ngồi học cho qua chuyện hả?”.

Ngay cả chuyện chọn chỗ học thêm, Ân có về giới thiệu một thầy dạy toán rất hay trong trường, xin được đi học, thì lập tức bố mẹ Ân cũng từ chối và hướng con đi theo một người thầy nào đó bạn bè giới thiệu.

“Ba mẹ nói muốn con được thoải mái từ chỗ học đến cách học nhưng thực chất mình chỉ đi theo con đường bố mẹ vạch sẵn, dù con đường đó có méo mó như thế nào mình cũng phải tự uốn mình đi theo nó. Thà rằng ba mẹ đừng hỏi mình muốn gì, cứ ép buộc mình như vậy, mình chỉ ức chế chứ không mất niềm tin bằng việc đã hỏi ý kiến mình nhưng chẳng thèm cân nhắc, suy nghĩ đến lời góp ý của mình”.

Ân ngậm ngùi nói mình từng có ý định bỏ nhà đi. "Lúc đó, thậm chí mình nghĩ ba mẹ sẽ nghĩ gì, có buồn không? Điều đáng sợ nhất bây giờ với mình là có gì đó mình không dám tin tưởng khi trò chuyện cùng ba mẹ nữa" - Ân nói.

Theo TTO

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI